Khấu trừ thuế được áp dụng với loại hình thuế giá trị gia tăng (GTGT) – là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Vậy điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC và nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định về người phải nộp thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Những quy định về người phải nộp thuế giá trị gia tăng là một trong những căn cứ quan trọng để tìm hiểu về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
>>>>>>> Tìm hiểu thêm Kế toán cần làm gì khi phát hiện hóa đơn đầu vào sai mã số thuế
2. Vì sao phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
- Khấu trừ thuế giúp xác định số thuế GTGT cần nộp cho từng khâu, từng chủ thể trong quy trình sản xuất – lưu thông hàng hóa, chống thất thu thuế.
- Khấu trừ thuế giúp đảm bảo bản chất của thuế GTGT là đánh chủ yếu vào người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.
- Hoạt động khấu trừ thuế giúp làm đơn giản hóa quá trình quản lý thuế và thu thuế, thu đủ số thuế cần thiết để điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.
- Khấu trừ thuế tác động đến công tác kế toán của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đảm bảo quy trình hạch toán theo chuẩn mực của pháp luật.
3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
3.1. Điều kiện về hóa đơn giá trị gia tăng
Điều 15 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2015 quy định như sau:
“Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”
Tức là doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi hóa đơn GTGT là hóa đơn hợp pháp, hợp lệ và hợp lý.
Hóa đơn hợp pháp:
- Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hóa đơn do doanh nghiệp đặt in theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.
- Hóa đơn do doanh nghiệp tự in theo mẫu quy định, đã đăng ký và được cơ quan thuế chấp nhận.
Hóa đơn hợp lệ:
- Hóa đơn không được tẩy xóa, sửa chữa.
- Ghi rõ ngày tháng năm lập hóa đơn, tên người mua, địa chỉ người mua và hình thức thanh toán.
- Ghi rõ hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, tiền hàng, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.
- Phải có chữ ký của Giám đốc. Nếu trường hợp không có chữ ký của giám đốc thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo bên trái hóa đơn, người ủy quyền ký.
- Người mua hàng: phải ký, ghi rõ họ tên.
Hóa đơn hợp lý:
- Chi phí có hóa đơn hợp pháp, hợp lệ vẫn chưa đủ mà chi phí đó phải hợp lý nghĩa là chi phí thực tế phát sinh tại doanh nghiệp và phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các khoản chi phí hợp lý sẽ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
>>>>>>> 5 lưu ý khi lập hóa đơn áp dụng nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế GTGT. Xem ngay tại đây.
3.2. Phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng thì phải thanh toán qua ngân hàng và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. (Tức là phải chuyển khoản từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán)
>>> Lưu ý: Tài khoản ngân hàng của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ trên hai mươi triệu đồng (đã bao gồm VAT) nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
Trường hợp khi thanh toán, doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
3.3. Những hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu
Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31/12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31/12, doanh nghiệp vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31/12, mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì doanh nghiệp phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.
Khi nào có chứng từ thanh toán thì kê khai điều chỉnh tăng.
>>>>>>>> Hóa đơn đầu vào bị tẩy xóa có được hoàn thuế GTGT không? Tìm hiểu ngay.
3.4. Những trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra.
- Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền;
- Hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng
- Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
3.5. Các trường hợp khác cần lưu ý
Nếu mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp mỗi lần có giá trị dưới 20.000.000 nhưng mua nhiều lần trong cùng 1 ngày có tổng giá trị trên 20.000.000 thì chỉ được khấu trừ thuế đối với những HĐ có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
Nếu mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cho những doanh nghiệp không phải kinh doanh vận tải, hành khách du lịch mà có giá trị trên 1,6 tỷ: Chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần 1,6 tỷ trở xuống và phần vượt trội không được khấu trừ.
Đối với những hoá đơn có thu phí, lệ phí: Chỉ kê khai phần chịu thuế, còn phần phí, lệ phí không chịu thuế các bạn loại phần tiền đó ra.
>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Kiểm toán độc lập là gì?
4. Trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Căn cứ các nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, có thể rút ra các trường hợp không được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào bao gồm:
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ hoạt động SXKD hoặc phục vụ SXKD mặt hàng không chịu thuế GTGT;
- Kê khai thiếu đến thời điểm cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
- Không có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc không có chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài;
- Không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, nhập khẩu từ hai mươi triệu đồng trở lên.
Trước đó, trong bài viết Hoàn Thuế GTGT Đối Với Dự Án Đầu Tư, EasyInvoice đã chia sẻ những thông tin về điều kiện hoàn thuế và hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư. Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về chủ đề thuế giá trị gia tăng, qua bài viết trên đây EasyInvoice hy vọng giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Mọi thông tin chi tiết về Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 56 56 53 hoặc 1900 36 69. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách.
==========
Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
- Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
- Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT
Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn