Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
Tư vấn mua phần mềm hoá đơn: header-call-icon0943 861 931
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easyinvoice sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức
Người Nước Ngoài Muốn Thành Lập Hộ Kinh Doanh Thì Có Được Hay Không?
3 Tháng mười một, 2023
2136 lượt xem

Ngày nay, việc đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam và môi trường kinh doanh thân thiện đã tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nhân quốc tế. Một trong những câu hỏi quan trọng mà họ thường gặp phải là liệu họ có được phép thành lập hộ kinh doanh tại đây hay không. Bài viết của Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định và thủ tục liên quan đến việc người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì có được hay không?

nguoi-nuoc-ngoai-muon-thanh-lap-ho-kinh-doanh-thi-co-duoc-hay-khong

1. Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

>>>>> Xem ngay: Tên Hộ Kinh Doanh Cá Thể Được Quy Định Thế Nào?

2. Quy định được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 về đăng ký kinh doanh, quy định:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, tức là chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:

“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo quy định trên, điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. 

Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền thành lập hộ kinh doanh.

quy-dinh-duoc-thanh-lap-ho-kinh-doanh-tai-viet-nam

3. Làm thế nào để người nước ngoài được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

Trường hợp người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì phải đủ điều kiện và tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch 2008 và Nghị định 16/2020/NĐ-CP. Hoặc người nước ngoài có thể ủy quyền cho công dân Việt Nam thành lập hộ kinh doanh.

Người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.

Các bước nhập quốc tịch Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt, gồm: bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (bao gồm bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung cấp chuyên nghiệp); bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì sẽ bị kiểm tra trong quá trình xin nhập quốc tịch.

– Bản sao Thẻ thường trú;

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam, gồm: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Nếu con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì cần bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

>>>> Tìm hiểu: Quy Định Về Hóa Đơn Của Hộ Kinh Doanh

– Đối với người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần cung cấp các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn. Tuy nhiên, họ sẽ phải nộp giấy tờ để chứng minh điều kiện được miễn:

+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Nếu có cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;

+ Huân chương, huy chương… đối với người có công lao đặc biệt…

– Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh các điều kiện được phép như:

+ Giấy tờ chứng minh việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng;

+ Bản cam kết của người đó về nội dung: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

lam-the-nao-de-nguoi-nuoc-ngoai-duoc-thanh-lap-ho-kinh-doanh-tai-viet-nam

Lưu ý:

– Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo lịch hẹn (thời gian giải quyết khoảng 115 ngày).

– Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

>>>>> Xem ngay: Mẫu Giấy Đề Nghị Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Hộ Kinh Doanh

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì có được hay không? . Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
Tư vấn ngay!