Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu trong doanh nghiệp. Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu kiểm toán độc lập là gì và những điều quan trọng cần biết về kiểm toán độc lập ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Kiểm toán độc lập là gì?
Kiểm toán độc lập là việc của các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán và các công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
- Hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức các giao dịch kinh doanh. Mỗi giao dịch sẽ có các bộ chứng từ để ghi nhận và chứng minh. Các chứng từ được tập hợp và ghi chép vào hệ thống sổ kế toán. Số liệu từ sổ kế toán được tổng hợp thành các tiêu chí trên báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, dòng tiền, công nợ, tồn kho… triển vọng phát triển và nhiều chỉ số quan trọng cho các bên liên quan như: Cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng…
- Kiểm toán là việc các kiểm toán viên, thông qua các thủ tục thu thập bằng chứng – đánh giá – đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Nghĩa là, các số liệu này trước hết có chứng từ chứng minh không, có được ghi chép đúng theo các quy định, chuẩn mực về kế toán – tài chính không, có phản ánh trung thực và hợp lý một cách đầy đủ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
2. Doanh nghiệp nào phải kiểm toán độc lập?
Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập, Đơn vị được kiểm toán là các đơn vị sau đây:
Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm
- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
- Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm
Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có được xuất hóa đơn không?
3. Đặc trưng của kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập hoạt động hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào doanh nghiệp, được tiến hành bởi bên thứ ba có tiềm lực tài chính riêng với đội ngũ nhân viên trình độ cao. Hoạt động kiểm toán luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về kiểm toán, vì vậy đảm bảo độ chính xác và khách quan cao.
Hoạt động kiểm toán được phát sinh từ hợp đồng kiểm toán: Kiểm toán độc lập không phải là hoạt động diễn ra trong nội bộ đơn vị được kiểm toán, nó diễn ra giữa doanh nghiệp chuyên về kiểm toán và các tổ chức, công ty đã thuê dịch vụ kiểm toán độc lập. Để tiến hàng kiểm toán độc lập cần có sự thỏa thuận và thống nhất giữa công ty kiểm toán và doanh nghiệp cần kiểm toán dưới hình thức hợp đồng kiểm toán – một loại hợp đồng cung cấp dịch vụ.
Kiểm toán độc lập có đối tượng là báo cáo tài chính: Công việc của loại hình kiểm toán này là rà soát và xác minh mức độ chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính (do đơn vị được kiểm toán cung cấp) khi đối chiếu với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Kiểm toán độc lập nhằm vào mục đích chính là thu lợi nhuận: Hoạt động kiểm toán độc lập do doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán thực hiện căn cứ trên hợp đồng kiểm toán. Khi tiến hàng các hoạt động kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, đội ngũ kiểm toán viên sẽ được doanh nghiệp kiểm toán trả một khoản tiền tương xứng với những gì mang lại cho công ty. Như vậy, mục đích chủ yếu của hoạt động kiểm toán độc lập vẫn là lợi nhuận mang lại để duy trì sự tồn tại và phát triển công ty.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động kiểm toán độc lập yêu cầu đội ngũ kiểm toán viên có trình độ cao. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán là kinh doanh một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề.
Ví dụ, ở Việt Nam , để hành nghề kiểm toán thì cần có đủ các điều kiện sau đây:
- Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng
- Về phẩm chất đạo đức: Phải là người không có tiền án tiền sự.
- Về pháp lí: Phải đăng kí hành nghề tại Bộ Tài chính. Ở các quốc gia khác, kiểm toán viên thường đăng kí hành nghề tại tại Bộ Tư pháp.
- Về xã hội: Không có chung lợi ích, không có quan hệ ruột thịt với khách thể kiểm toán.
>>>>>>> Xem thêm: Mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN
4. Mục đích của kiểm toán độc lập là gì?
Căn cứ tại Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, mục đích của kiểm toán độc lập được quy định như sau:
- Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;
- Làm lành mạnh môi trường đầu tư;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;
- Phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán độc lập là gì?
Hoạt động kiểm toán độc lập cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả kiểm toán.
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.
- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, lợi ích và tính trung thực, đúng pháp luật, khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập.
- Bảo mật các thông tin của đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
>>>>>>> Kế toán cần làm gì khi phát hiện hóa đơn đầu vào sai mã số thuế? Xem ngay tại đây
6. Hoạt động kiểm toán độc lập mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Bên cạnh tuân thủ những quy định về đơn vị được kiểm toán độc lập tại Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, hoạt động kiểm toán độc lập còn đem lại những lợi ích khác cho doanh nghiệp:
- Tạo được sự tin cậy cao từ các ngân hàng, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư, và đối tác kinh doanh về tính minh bạch của số liệu và hiệu quả của hoạt động trị doanh nghiệp.
- Giúp nhận diện được những rủi ro, chưa hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực.
- Việc hệ thống sổ sách kế toán và thuế được kiểm tra định kỳ hàng năm bởi một bên độc lập sẽ giúp củng cố và cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ phận kế toán và thuế của doanh nghiệp.
- Hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp, hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp.
Như vậy, kiểm toán độc lập giúp nâng cao mức độ tin cậy, minh bạch của thông tin và dữ liệu của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ, số lượng giao dịch được thực hiện trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần nắm rõ những thông tin trên để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Mọi thông tin chi tiết về Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 56 56 53 hoặc 1900 36 69. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách.
==========
Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
- Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
- Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT
Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn