Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
Tin tức
Đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền trên hóa đơn điện tử theo thông tư 68/2019/TT-BTC
5 Tháng mười hai, 2019
70734 lượt xem

Trong quá trình lập hóa đơn điện tử, kế toán cần chú ý các quy định về đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền thể hiện trên hóa đơn bởi đối với từng loại hóa đơn sẽ có các cách thể hiện khác nhau.

Và để hướng dẫn chi tiết về cách viết số tiền cũng như đơn vị tiền tệ trên hóa đơn, Bộ Tài chính đã có Thông tư 68 mới nhất trong năm 2019 này.

Vậy những hướng dẫn này cụ thể là gì? Hãy tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

Số tiền hiển thị trên từng loại hóa đơn điện tử

Dưới đây là tiêu thức số tiền hiển thị trên từng loại hóa đơn điện tử chính xác giúp kế toán theo dõi tính hợp pháp của hóa đơn điện tử:

Trừ trường hợp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, trên hóa đơn điện tử không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán. Còn lại, trong các trường hợp khác số tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử là tiêu thức bắt buộc.

Hướng dẫn cách viết số tiền trên hóa đơn điện tử

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử như sau:

– Trên hóa đơn, chữ viết được hiển thị phải là tiếng Việt. Với các trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài phải được đặt trong ngoặc đơn và nằm ở bên phải (hoặc ngay dưới) chữ tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

– Nếu chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu, doanh nghiệp cần đảm bảo các chữ đó không dẫn tới các cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

– Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Việt Nam đồng, có ký hiệu quốc gia là “đ”.Các chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Có 2 cách viết số tiền trên hóa đơn các kế toán cần nắm được, đó là:

Cách 1: Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ kế toán phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị đó.

Cách 2: Sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.

Chẳng hạn: Công ty Công nghệ Softdreams (mới thành lập và được khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) thực hiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử EasyInvoice cho Công ty B với tổng số tiền là 16 triệu đồng thì kế toán phải ghi như sau:

+ Tổng số tiền thanh toán: 16.000.000 đ.

+ Số tiền viết bằng chữ: Mười sáu triệu đồng.

– Đối với trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (chẳng hạn: 17.600,24 USD – Mười bảy nghìn sáu trăm đô la Mỹ và hai mươi tư xu, chẳng hạn: 3.000 EUR – Ba nghìn euro).

– Trong trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

Bài viết liên quan: Tổng hợp quy định về hóa đơn điện tử 2019

Hy vọng với bài viết này, EasyInvoice đã giúp kế toán doanh nghiệp có câu trả lời chính xác cho tiêu thức thể hiện số tiền hiển thị, đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền trên trên hóa đơn điện tử.

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

– Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53

– Website: https://easyinvoice.vn

– Email: contact@softdreams.vn

– Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn/

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!