Bạn muốn biết thuế khoán là gì? Khi nào hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp khoán? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Phần mềm Hóa đơn điện tử Easyinvoice để tìm hiểu về thuế khoán hộ kinh doanh.
Nội dung bài viết
1. Thuế khoán là gì? Khi nào hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp khoán?
Thuế khoán là cách tính thuế của hộ kinh doanh chọn phương pháp kê khai thuế theo phương pháp khoán. Đây là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
>>>>>>> Bài viết liên quan: Hộ Kinh Doanh Có Tư Cách Pháp Nhân Không
2. Xác định mức thuế khoán hộ kinh doanh phải nộp
Mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
Xác định mức thuế khoán phải nộp sẽ dựa trên doanh thu của hộ kinh doanh, trong đó:
- Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
- Trường hợp không xác định được doanh thu đầu ra nên việc ấn định doanh thu tính thuế khoán sẽ thuộc thuẩn quyền của cơ quan quản lý thuế.
>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Quyền và nghĩa vụ hộ kinh doanh cá thể năm 2022
3. Hướng dẫn cách tính mức thuế khoán hộ kinh doanh
Khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoạt động sản xuất theo mô hình hộ kinh doanh thì có 3 loại thuế/lệ phí cần phải đóng, đó là: Lệ phí môn bài, Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
3.1. Lệ phí môn bài của hộ kinh doanh
Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cá nhân kinh doanh được tính dựa trên doanh thu bình quân năm
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
- Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Hộ gia đình sản xuất muối.
- Hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với: Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
>>>>>>>>>> Hướng dẫn: Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể đơn giản nhất năm 2022
3.2. Đối với Thuế TNCN, GTGT
Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế GTGT, thuế TNCN căn cứ như sau:
Trong đó:
Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).
Trên cơ sở mức doanh thu khoán do cá nhân kinh doanh tự khai; mức doanh thu khoán năm liền trước năm tính thuế; thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn; dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá…
Chi cục Thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để duyệt mức doanh thu khoán ổn định, gửi cho cá nhân kinh doanh và công khai theo quy định.
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Cách Tra Cứu Nợ Thuế Doanh Nghiệp TẠI ĐÂY
4. Khai và nộp thuế khoán
Cá nhân nộp thuế khoán thực hiện khai thuế khoán một năm một lần theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD tại chi cục thuế, nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh, hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô.
Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn vào Báo cáo sử dụng hoá đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh) theo quý, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo với quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh: Cá nhân kinh doanh nộp tiền thuế khoán của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. Với cá nhân kinh doanh có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
>>>>>>>>> Xem thêm: Phân biệt hộ kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Hóa đơn điện tử Easyinvoice về thuế khoán hộ kinh doanh. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
- Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
- Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT
Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn