Phân Biệt Hộ Kinh Doanh Cá Thể Và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên

Phân biệt hộ kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bởi EasyInvoice.vn - 07/01/2022 3979 lượt xem
Đánh giá bài viết

Lựa chọn loại hình kinh doanh là vấn đề khá nan giản của nhiều người chuẩn bị khởi nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây hộ kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là hai loại hình đang được nhiều người phân vân . Bài viết này, sẽ giúp bạn đọc phân biệt chi tiết hai loại hình này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?

Căn cứ điều 74, Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì công ty TNHH một thành viên được hiểu là một loại hình doanh nghiệp do cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Cá nhân hay tổ chức chủ sở hữu này là người chịu trách nhiệm về những khoản nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký.

>>>> Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Phân biệt hộ kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Để có thể phân biệt hai loại hình kinh doanh này, mời anh/chị theo dõi tại bảng dưới đây:

Tiêu chí  Hộ kinh doanh cá thể Công ty TNHH một thành viên
Về tài sản Nếu làm ăn thua lỗ người đầu tư phải sử dụng tài sản của mình để trả nợ  Nếu làm ăn thua lỗ, người đầu tư sẽ không phải trả nợ thay cho doanh nghiệp, thay vào đó việc trả nợ sẽ bằng tài sản của công ty. (từ tài sản của doanh nghiệp và tài sản của người đầu tư sẽ được tách riêng)
Quy mô kinh doanh Đây là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ. Theo đó, sẽ không yêu cầu hộ kinh doanh cơ cấu tổ chức quản trị cụ thể và không đòi hỏi có kế hoạch mở rộng quy mô trong thời gian tới.

Ngoài ra, hộ kinh doanh chỉ được thực hiện đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm nhất định và không thể mở thêm chi nhánh hay các  địa điểm kinh doanh ở chỗ khác

Loại hình kinh doanh có kế hoạch và chính sách chi tiết, đồng thời có cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động cụ thể.

Loại hình này sẽ không bị giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (đồng thời, được thành lập những đơn vị phụ thuộc)

 

Về số lượng người  lao động Hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động Không giới hạn số người lao động và được quyền sử dụng trực tiếp nhưng phải thông qua hợp đồng lao động rõ ràng.

 

Chế độ thuế và kế toán Áp dụng chế độ kế toán đơn giản, dễ thực hiện khai báo và có thể đăng ký phương pháp thuế khoán. Đặc biệt, chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm Sẽ có chế độ thuế, tài chính kế toán phức tạp hơn và sẽ có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất của hộ kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Mức thuế suất của hai loại hình này cũng có những khác nhau rõ ràng, cụ thể:

 * Mức thuế của hộ kinh doanh

Tùy ngành và lĩnh vực sẽ có những tỷ lệ thuế khác nhau, cụ thể như:

– Lĩnh vực phân phối và cung cấp hàng hóa tỷ lệ thuế GTGT là 1 %, TNCN 0,5 %

– Lĩnh vực dịch vụ và xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu thì tỷ lệ thuế GTGT là 5 %, TNCN 2 %

– Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ thuế GTGT là 3 %, TNCN 1,5 %

– Đối với các hoạt động kinh doanh khác tỷ lệ thuế GTGT là 2 %, TNCN 1 %

* Mức thuế của công ty TNHH một thành viên

  • Thuế GTGT

+ Một số nghề sẽ không phải chiu thuế suất như:  hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải quốc tế, hàng hải.. có hợp đồng cung ứng dịch vụ và một số điều kiện khác.

+ Một số ngành nghề, lĩnh vực chịu thuế suất 5% như nước sạch, các dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh, mủ cao su…

+ Một số ngành nghề, lĩnh vực chịu thuế suất 10% là những doanh nghiệp không thuộc nhóm doanh nghiệp chịu thuế GTGT, thuế GTGT 0% hoặc thuế GTGT 5%

  • Thuế TNDN

Từ ngày 01/01/2016 mức thuế đối với tất cả doanh nghiệp là 20% trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi và các quy định phải áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%.

  • Thuế TNCN:

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sẽ không phải chịu thuế TNCN với lý do là người này  làm chủ nên tiền lương người này nhận được là “do người này chi trả cho chính mình”.

Hiện tại, hóa đơn điện tử đang được chuyển đổi theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp EasyInvoice cung cấp các tài liệu hướng dẫn sau:

>>> Giải đáp: 91 câu hỏi về HĐĐT theo Tổng cục Thuế

>>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC

 

Video hướng dẫn tạo lập và phát hành hóa đơn điện tử trên phần mềm EASYINVOICE

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

——————————

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Tags:

Sử dụng ngay
Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Tư vấn hóa đơn điện tử

0981 772 388

Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH

1900 3369 1900 56 56 53 1900 57 57 54 (Nhánh 2)
1900 3369