Trong thời kỳ số hóa hiện nay, việc thay đổi phương thức ký hợp đồng truyền thống sang hình thức ký số đã đem lại nhiều lợi ích cho nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy, hợp đồng thương mại điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến giúp các giao dịch thương mại trở nên phát triển, mở rộng và tự do. Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu hợp đồng thương mại điện tử trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Hợp đồng thương mại điện tử là gì?
Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005, điều 33 nêu rõ: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”
Trong Luật thương mại 2005 cũng chỉ ra: “Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.”
Như vậy có thể hiểu: Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng thương mại được xác lập, thực hiện thông qua các phương tiện điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử giữ vai trò là căn cứ để xác định sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
>>>>>>>> Bài viết liên quan: Hợp Đồng Điện Tử Là Gì?
2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
2.1. Chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử
Khác với các hợp đồng truyền thống, chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử có những đặc điểm khác biệt:
- Hợp đồng thương mại điện tử được ký kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có ít nhất một bên là thương nhân.
- Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường còn có sự xuất hiện của bên thứ ba là các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
- Việc xác định chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử được giao kết trên các phương tiện điện tử là rất quan trọng bởi xác định được đúng các chủ thể mới xác định được rõ trách nhiệm của các chủ thể.
>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Quyết Toán Thuế TNCN Không Đủ 12 Tháng
2.2. Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử
Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử là những hàng hóa, dịch vụ mà các chủ thể có nhu cầu trao đổi với nhau. Các hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ này không thuộc nhóm bị pháp luật cấm hay hạn chế kinh doanh do Chính phủ quy định cụ thể.
2.3. Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng
Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử được dựa theo quy định về Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Điều 35, Luật Giao dịch điện tử 2005) như sau:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
2.3. Hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử phát sinh hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và tuân theo quy định của pháp luật chung về hợp đồng.
Theo điều 20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử cũng đã quy định: “Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.”
>>>>>>>>>> Hướng dẫn: Cách Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế TNCN
2.4. Nội dung thể hiện trên hợp đồng
Pháp luật không có yêu cầu chung về nội dung của hợp đồng thương mại điện tử. Tuy nhiên, cũng giống như các hợp đồng thương mại khác, phải đáp ứng được các nội dung sau theo yêu cầu của pháp luật:
- Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, về số lượng và chủng loại.
- Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
- Phương thức và thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ.
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, để đảm bảo hợp đồng thương mại điện tử có giá trị như bản gốc, hợp đồng cần có thêm các thỏa thuận về tính pháp lý như: yêu cầu kỹ thuật, chứng thực chữ ký điện tử, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật,…
>>>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Hồ Sơ Quyết Toán Thuế TNCN
3. Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện rõ ràng ý định giao kết hợp đồng và tiền đề để các bên chủ thể tiến hành hợp tác và xây dựng một hợp đồng thương mại điện tử.
Trong bước này, bên đề nghị cũng cần lưu ý nêu rõ bên nhận cụ thể. Điều 12 Nghị định 52/2012/NĐ-CP về thương mại điện tử có nhắc đến:
“Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng. Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.”
Bước 2: Phản ứng với đề nghị giao kết hợp đồng
Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ. Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tức là người nhận sẽ chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị thông qua những hành động nhất định.
Bước 3: Xử lý hợp đồng thương mại điện tử
Sau khi các bên chủ thể đã nhất trí đi đến một thỏa thuận hợp tác chung, việc xử lý hợp đồng thương mại điện tử cũng rất quan trọng. Các thỏa thuận phải thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể, đồng thời không được vi phạm pháp luật.
>>>>>>>>>> Xem thêm: Chậm Nộp Báo Cáo Chứng Từ Khấu Trừ Thuế TNCN
4. Cách xử lý tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử
Thương lượng
Đây là phương pháp xử lý tranh chấp hòa bình, các bên cùng bình tĩnh thảo luận với tư thế tự nguyện. Việc này sẽ đảm bảo tính hữu nghị giữa các bên để tìm ra cách giải quyết.
Hòa giải
Vì kết quả thương lượng không có tính ràng buộc, giữa các bên có thể thuê một bên thứ 3 có nhiệm vụ trung gian, hỗ trợ tìm phương án giải quyết tối ưu nhất thực hiện hòa giải. Lúc này, kết quả hòa giải sẽ có sự công nhận của tòa án, thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự với sự đề xuất của các bên chủ thể.
Sự tham gia của trọng tài thương mại
Các bên có quyền tự định đoạt thủ tục, quy trình, ngôn ngữ, luật áp dụng, địa điểm tổ chức phiên họp và trọng tài viên. Kết quả của quá trình tố tụng trọng tài được quyết định bởi biểu quyết theo nguyên tắc đa số của Hội đồng trọng tài.
Trong trường hợp biểu quyết không đạt đa số, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ phán quyết và có hiệu lực ngay khi ban hành.
Tố tụng tòa án
Phương pháp xử lý tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử cuối cùng là tố tụng tòa án. Các bên sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây cũng là phương pháp sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất để theo đuổi. Quá trình giải quyết tranh chấp qua nhiều cấp xét xử, bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo đến khi có bản án phúc thẩm.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Hóa đơn điện tử Easyinvoice về hợp đồng thương mại điện tử. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
- Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
- Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT
Hướng dẫn: Thay thế hóa đơn điện tử trên phần mềm Easyinvoice
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn