Hiện nay, có nhiều người lao động lựa chọn rút BHXH 1 lần, điều này làm giảm cơ hội nhận lương hưu. Tuy nhiên khi muốn tiếp tục tham gia BHXH, người lao động còn băn khoăn bởi câu hỏi rút BHXH 1 lần rồi có đóng lại được không? Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc Hội quy định về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động như sau:
“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 và Khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu:
>>>>>>>>>> Hướng dẫn: Đăng Ký BHXH Cho Con
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội quân nhân.
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Trường hợp người lao động có ký kết hợp đồng lao động với công ty sẽ thuộc đối tượng tham gia xã hội bắt buộc. Khi đó, người lao động hoàn toàn có quyền được tham gia BHXH tại công ty mới mặc dù trước đây bạn có tham gia BHXH và rút BHXH 1 lần về.
Trường hợp này cần phải khai báo với công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia BHXH cho bạn. Trường hợp nếu số sổ BHXH của bạn chưa bị xóa, thì bạn cung cấp sổ BHXH cũ và tiếp tục đóng BHXH. Nếu số sổ BHXH đã bị xóa, thì bạn sẽ được cấp sổ BHXH mới.
>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Giấy Nghỉ Ốm Hưởng BHXH Tối Đa Bao Nhiêu Ngày?
Người lao động sau khi nhận BHXH 1 lần lại tiếp tục làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động phải khai báo đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH.
Về việc cấp sổ mới hay lấy mã số sổ BHXH cũ phụ thuộc vào việc mã số sổ BHXH cũ đã bị hủy hay chưa? Do vậy, bạn cần yêu cầu cung cấp thông tin và tra cứu trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm. Nếu vẫn có thông tin số sổ BHXH cũ thì phải đóng trên mã số sổ cũ đó. Nếu đã bị hủy số sổ đó thì mới có thể khai báo cấp sổ mới.
Hồ sơ xin cấp sổ bảo hiểm xã hội:
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
Đối với đơn vị:
>>>>>>>>> Xem thêm: Rút BHXH 1 Lần Ở Đâu?
Với những người đã rút BHXH 1 lần thì vẫn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo 02 cách dưới đây:
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 liệt kê tới 12 đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng, cán bộ, công chức…
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động nên tiếp tục làm việc để tham gia BHXH tại cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
Trường hợp không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện với mức đóng do chính mình lựa chọn và phương thức đóng đa dạng (hàng tháng, hàng năm hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần).
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi rút BHXH 1 lần rồi có đóng lại được không. Ngoài ra Hóa đơn điện tử Easyinvoice cũng đã chia sẻ thêm các thông tin hữu ích khác liên quan đến chủ đề này. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích với quý bạn đọc.
Mời bạn tìm hiểu thêm bài viết của Easyinvoice
>>>>>>>>> Tra Cứu Quá Trình Đóng BHXH
>>>>>>>> Hướng Dẫn Gộp Sổ BHXH
Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
EASYINVOICE – TOP 1 PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾT NỐI THÀNH CÔNG VỚI TỔNG CỤC THUẾ
Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number
Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBoooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice
Product In-Stock: InStock