Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
Bộ phận Kinh doanh: header-call-icon0943 861 931
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easyinvoice sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức
Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty
28 Tháng mười hai, 2022
1341 lượt xem

Khi bắt đầu kinh doanh, việc lựa chọn một loại hình kinh doanh thế nào cho phù hợp là một vấn đề đang rất được quan tâm. Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty là một vấn đề khá là băn khoăn của nhiều người khi muốn khởi nghiệp. Bởi cũng chưa hiểu rõ về hai loại hình này cũng như ưu và nhược điểm của hai loại hình, nguồn lực và khả năng phát triển. Bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử Easyinvoice sẽ cung cấp và phân tích thông tin về hai loại hình hộ kinh doanh và công ty để các bạn đọc cân nhắc để lựa chọn loại hình phù hợp.

nen-thanh-lap-ho-kinh-doanh-hay-cong-ty

1. Hộ kinh doanh là gì? Ưu và nhược điểm của Hộ kinh doanh

1.1 Hộ kinh doanh là gì?

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

>>>>> Tìm hiểu ngay Thuế thu nhập không thường xuyên

Về tên hộ kinh doanh

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

  • Loại hình “Hộ kinh doanh”;
  • Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện

Về Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có quyền tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 

nen-thanh-lap-ho-kinh-doanh-hay-cong-ty

1.2 Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh

Ưu điểm:

+ Việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.

+ Không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (với thuế suất từ 5% – 35%).

+ Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.

+ Chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

– Nhược điểm:

+ Chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

+ Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động;

+ Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.

+ Cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh

2. Công ty là gì? Ưu và nhược điểm của công ty

2.1 Công ty là gì?

Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.

Về tên công ty

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp; 
  • Tên riêng của doanh nghiệp. 

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Tuy nhiên, tên của công ty không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vậy, Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Về ngành nghề kinh doanh

Công ty có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Công ty phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

nen-thanh-lap-ho-kinh-doanh-hay-cong-ty

>>>>> Có thể bạn quan tâm Cách tra cứu mã số định danh cá nhân

2.2 Ưu và nhược điểm của công ty

Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân (trừ DNTN).
  • Phù hợp với mọi quy mô kinh doanh.
  • Bộ máy quản lý rõ ràng, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).
  • Xuất được hóa đơn GTGT, đáp ứng yêu cầu về khấu trừ thuế GTGT của khách hàng.
  • Dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh và huy động vốn từ bên ngoài.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu cao về bộ máy kế toán phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán.
  • Đóng nhiều thuế với mức thuế suất cao.
  1. Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty

Hộ kinh doanh và công ty có những ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay công ty cần cân nhắc dựa vào quy mô và khả năng tài chính của bạn

  • Nếu có kế hoạch kinh doanh với quy mô lớn, có khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai, nguồn vốn lớn và ổn định, đội ngũ nhân viên lớn thì có thể lựa chọn loại hình công ty.
  • Trường hợp có kế hoạch kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, hạn chế về vốn, nhân công ít và không yêu cầu cao trong quản lý thì nên chọn loại hình hộ kinh doanh.

>>>>> Tìm hiểu thêm Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giải đáp thắc mắc của nhiều đơn vị về nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT  

Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan