Thuế TNDN dùng để phản ánh tình hình hoạt động làm căn cứ xác định kết quả sản xuất kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Vậy thuế TNDN là gì? Đối tượng chịu thuế TNDN? Hạch toán thuế TNDN như nào. Hãy cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thuế TNDN là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng chịu thuế TNDN
Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
- Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
- Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
>>>>> Tìm hiểu thêm Thời hạn nộp thuế TNDN
3. Vai trò của thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà tổ chức kinh tế có nghĩa vụ phải đóng khi đi vào hoạt động và có thu nhập tính thuế sau khi đã trừ các khoản được pháp luật cho phép là những khoản chi phí hợp lý. Như vậy doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho nhà nước, tạo ra các sân chơi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
4. Tài khoản hạch toán thuế TNDN
Tài khoản sử dụng hạch toán thuế TNDN là TK 3334 trong bảng cân đối kế toán. Tài khoản này phản ánh các khoản thuế TNDN phải nộp và tình hình tăng, giảm các khoản thuế đó.
Kết cấu TK 3334 như sau:
- Bên Nợ:
– Nộp thuế TNDN vào NSNN
– Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
- Bên Có:
– Số thuế TNDN phải nộp
– Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp
- Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có
– Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
– Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.
5. Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế TNDN
Căn cứ theo điều 17, Thông tư số 156/2013/TT-BTC xác định hạch toán thuế TNDN như sau:
Khi tính thuế TNDN:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN:
- Nợ TK 3334 : Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
– Hạch toán cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn thuế TNDN tạm tính ở các quý trong năm, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi mang tiền đi nộp thuế TNDN, ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thuế TNDN tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN, ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
-Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Trường hợp TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Trong trường hợp phát hiện ra sai sót của năm trước thì doanh nghiệp phải hạch toán thuế TNDN tăng hoặc giảm của năm trước nào chi phí thuế hiện hành của năm phát hiện ra sai sót.
Nếu thuế TNDN của năm trước phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Mang tiền đi nộp thuế TNDN:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có các TK 111, 112
Nếu thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước trong năm hiện tại:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
>>>>> Có thể bạn quan tâm Thưởng tết có tính thuế TNCN không
6.Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quy định
-Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế theo kỳ x thuế suất thuế TNDN
-Trong trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển công nghệ thì thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ – Trích quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
- Quỹ KH&CN được trích tối đa là 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
- Mức thuế suất tương ứng là 20%, 22%… áp dụng đối với từng doanh nghiệp khác nhau.
Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giải đáp thắc mắc của nhiều đơn vị về hạch toán thuế TNDN. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
- Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
- Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
- Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn