Hợp đồng thương mại điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến giúp các giao dịch thương mại trở nên phát triển, mở rộng và tự do. Dưới đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice sẽ chia sẻ chi tiết nội dung về vấn đề giao kết hợp đồng thương mại điện tử.
Nội dung bài viết
1. Hợp đồng thương mại điện tử là gì?
Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005, điều 33 nêu rõ: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”
Trong Luật thương mại 2005 cũng chỉ ra: “Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.”
Như vậy có thể hiểu: Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng thương mại được xác lập, thực hiện thông qua các phương tiện điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử giữ vai trò là căn cứ để xác định sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
>>>>>>>> Tìm hiểu chi tiết: Tìm Hiểu Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử
2. Giao kết hợp đồng thương mại điện tử có thể thực hiện được trên những website nào?
Giao kết hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện khi hoạt động mua bán diễn ra trên website thương mại điện tử. Có thể hiểu, website thương mại điện tử là website được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Website thương mại điện tử bao gồm những loại như sau:
- Website thương mại điện tử bán hàng do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của chính mình. Ví dụ như website của Thế giới di động, Điện máy xanh hay CellphoneS.
- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: Sàn giao dịch thương mại điện tử; Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mại trực tuyến; Các loại website khác. Một số website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử điển hình như: Shopee, Lazada, Tiki…
Trên các website này sẽ có thông tin về hàng hóa, dịch vụ và chức năng đặt hàng trực tuyến cho khách hàng. Khi khách hàng hoàn tất việc đặt hàng trực tuyến và nhận được xác nhận từ thương nhân thì cũng là lúc việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử được hoàn thành.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử
3. Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại điện tử thông thường
Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự (“BLDS”) 2015 thì thời điểm giao kết sẽ là mốc thời gian xác định hiệu lực của hợp đồng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Tùy vào hình thức giao hợp đồng mà thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau:
- Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng;
- Đối với hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản (hoặc bằng hình thức chấp nhận khác nhưng phải được thể hiện trên văn bản).
Đối với hợp đồng thương mại điện tử, các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng thông qua các loại phương tiện điện tử và được thể hiện bằng các thông điệp dữ liệu.
Việc xác định chính xác thời điểm gửi và nhận những thông điệp dữ liệu là rất khó để xác định trong môi trường điện tử. Những đặc điểm này làm nên tính đặc thù của hợp đồng thương mại điện tử.
Tuy nhiên pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử cũng chưa có quy định cụ thể về “thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng thương mại điện tử”. Do vậy, để xác định vấn đề này, chúng ta cần áp dụng quy định của BLDS 2015.
>>>>>>>>> Xem thêm: Các Loại Hợp Đồng Điện Tử
Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại điện tử khi sử dụng chức năng đặt hàng trên website thương mại điện tử
Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về thời điểm giao kết đối với loại hợp đồng xác lập khi sử dụng website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng.
Trong trường hợp này, thời điểm giao kết theo Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 (phải có những nội dung tối thiểu như:
- Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
- Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết).
>>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp Đồng Điện Tử Là Gì?
4. Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện rõ ràng ý định giao kết hợp đồng và tiền đề để các bên chủ thể tiến hành hợp tác và xây dựng một hợp đồng thương mại điện tử.
Trong bước này, bên đề nghị cũng cần lưu ý nêu rõ bên nhận cụ thể. Điều 12 Nghị định 52/2012/NĐ-CP về thương mại điện tử có nhắc đến:
“Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng. Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.”
Bước 2: Phản ứng với đề nghị giao kết hợp đồng
Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ. Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tức là người nhận sẽ chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị thông qua những hành động nhất định.
Bước 3: Xử lý hợp đồng thương mại điện tử
Sau khi các bên chủ thể đã nhất trí đi đến một thỏa thuận hợp tác chung, việc xử lý hợp đồng thương mại điện tử cũng rất quan trọng. Các thỏa thuận phải thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể, đồng thời không được vi phạm pháp luật.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Hóa đơn điện tử Easyinvoice về giao kết hợp đồng thương mại điện tử. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
- Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
- Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT
Hướng dẫn hủy bỏ hóa đơn điện tử trên phần mềm Easyinvoice
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn