Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
Tư vấn mua phần mềm hoá đơn: header-call-icon0943 861 931
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
phan-mem-hoa-don-dien-tu
Gửi thông tin thành công, Easyinvoice sẽ liên hệ sớm nhất đến với quý khách hàng!
Tin tức
Những nội dung cần có trên hóa đơn điện tử 2022 
9 Tháng sáu, 2022
7875 lượt xem

Nghị định mới có nhiều thay đổi, vậy các nội dung trên hóa đơn điện tử 2022 có gì thay đổi so với các quy định trước đây. Cùng hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông từ 78/2021/TT-BTC, nội dung cần có trên hóa đơn điện tử bao gồm 10 nội dung sau: 

1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn

Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Ví dụ như: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế, hóa đơn giá trị gia tăng kiêm phiếu thu, hóa đơn bán hàng, hóa đơn bán hàng tài sản công, hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, tem, vé, thẻ. 

Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo quy định của bộ tài chính tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. 

Những nội dung cần có trên hóa đơn điện tử 2022 

Những nội dung cần có trên hóa đơn điện tử 2022 

>>> Quy định về ký hiệu hóa đơn điện tử theo Nghị định 123. 

2. Tên liên hóa đơn 

Áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 

3. Số hóa đơn 

a. Số hóa đơn là dãy số thứ tự trên hóa đơn. Theo quy định tại Thông tư 78 số hóa đơn là chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số (tối đa đến 99 999 999) được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm đó. 

Hóa đơn được lập theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong cùng 1 số ký hiệu và mẫu số hóa đơn. Đối với trường hợp hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn có sẵn trên hóa đơn 

b. Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc trên thì hệ thống lập hóa đơn cần đảm bảo số thứ tự tăng theo thời gian, mỗi số chỉ được sử dụng duy nhất 1 lần mà không được vượt quá 8 chữ số. 

Nội dung cần có trên hóa đơn điện tử

>>> Quy định về số hóa đơn điện tử

4. Thông tin bên bán (tên, địa chỉ, mã số thuế) 

Trên hóa đơn điện tử thể hiện được các thông tin của bên bán bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế.

5. Thông tin bên mua 

Hóa đơn điện tử có các thông tin của bên mua bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán. 

a. Bên mua là doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có mã số thuế

Trường hợp, tên, địa chỉ người mua hàng quá dài thi trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng. Ví dụ: “phường’’ thành “p”, “quận” thành “q”, “thành phố” thành “tp”… Nhưng phải đảm bảo đầy đủ thông tin để xác định được chính xác địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp. 

b. Người mua không có mã số thuế

  • Nếu bên mua là khách hàng cá nhân thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. 
  • Trường hợp bán hàng cho khách hàng là người nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay thế bằng số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất cảnh của khách hàng. 

6. Các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mua bán hàng hóa 

Bao gồm tên loại hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế, giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

7. Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua 

Nếu bên bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của bên bán trên hóa đơn điện tử là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người ủy quyền. 

Tuy nhiên, cũng có trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua

8. Thời điểm lập hóa đơn điện tử  

Hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử 

Là thời điểm bên bán, bên mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử. Thời điểm ký số hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký hóa đơn khác nhau thì vẫn hợp lệ hợp pháp.

 >>> Thời điểm lập hóa đơn điện tử

10. Mã của cơ quan thuế 

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế thì trên hóa đơn điện tử phải hiển thị dòng mã của cơ quan thuế mới được coi là hóa đơn hợp lệ hợp pháp. 

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc nắm được các nôi dung cần có trên hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng Hóa đơn điện tử EasyInvoice các bạn gặp vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900 56 56 531900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Video hướng dẫn đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice theo TT 78/2021/TT-BTC

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

———————–

EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Hotline: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Website: easyinvoice.vn

Facebook: Hóa đơn điện tử – EasyInvoice

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Tư vấn ngay!