Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Lưu ý khi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123
31 Tháng mười hai, 2021
2281 lượt xem

Ngày 21/11/2021, Tổng cục Thuế chính thức nhấn nút triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 tại 6, tỉnh thành Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Thọ, Hải Phòng và Quảng Ninh. 57 tỉnh thành còn lại bắt đầu triển khai hóa đơn điện tử trong giai đơn 2 kể từ tháng 4/2022. Vì thế, doanh nghiệp cần phải chú ý một số điểm thay đổi của nghị định 123 so với nghị định cũ. 

1. Không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử 

Lộ trình triển khai hóa đơn điện tử được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chuyển đổi cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh trên địa bàn 6 tỉnh, thành Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bình Định từ tháng 11 đến 31/03/2022. Giai đoạn 2 áp dụng đối với 57 tỉnh thành còn lại kể từ 1/4/2022 đến 30/06/2022. 

Kể từ khi chuyển đổi thành công hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, doanh nghiệp không phải làm báo cáo tinh hình sử dụng hóa đơn nữa. Vì lúc này dữ liệu hóa đơn điện tử được kết nối trực tiếp với hệ thống của Tổng cục Thuế. Nhờ đó mà Tổng cục Thuế có thể theo dõi được tình trạng sử dụng hay tạo lập hóa đơn của các doanh nghiệp.

LƯU Ý KHI ÁP DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THEO NGHỊ ĐỊNH 123

>>>> Tìm hiểu về: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử

2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Thủ tục ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

3. Ký hiệu hóa đơn thay đổi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC, ký hiệu trên hóa đơn điện tử bao gồm ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử.

“Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử.

Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng.

Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.”

Chi tiết về quy định ký hiệu hóa đơn điện tử theo Nghị đinh 123 >> tại đây

Ví dụ cụ thể ký hiệu trên hóa đơn điện tử như sau:

1C22TAA – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

2C22TBB – là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế.

Trên đây là những điểm mới mà doanh nghiệp cần nắm được để chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Nghị định 123. Nếu doanh nghiệp có câu hỏi gì, hãy liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ kịp thời 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Video hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử EasyInvoice theo Thông tư 78

>> Giải đáp: 91 câu hỏi về HĐĐT theo Tổng cục Thuế

>> Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử EasyInvoice: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC

—————-

EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế 

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Tạo lập, phát hành, lưu trữ nhanh chóng và hiệu quả trên nền tảng website và mobile
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu và quản lý thủ công, 90% chi phí lưu trữ hóa đơn
  • Tích hợp với các phần mềm khác như: phần mềm kế toán, hóa đơn đầu vào, bán hàng…
  • Kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế thông qua 3 kênh MPLS VPN Layer 3 với tốc độ tới 50Mbps.
  • Bảo mật dữ liệu, an toàn tuyệt đối cho người dùng
  • Hỗ trợ 24/7 mọi thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, xử lý khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!