Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
Tin tức
[Quan trọng] 4 quy định về hóa đơn đầu ra năm 2021 mới nhất
4 Tháng mười, 2021
2921 lượt xem

Hóa đơn đầu ra đúng quy định hiện nay là hóa đơn có đầy đủ thông tin, hợp lệ và hợp pháp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều sai phạm không đáng có. Cùng cập nhật 4 quy định về hóa đơn đầu ra năm 2021 mới nhất ở bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Xuất hóa đơn đầu vào chậm hơn hóa đơn đầu ra sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

hóa đơn đầu ra

1. Quy định về nội dung và tiêu thức của hóa đơn đầu ra

a) Về tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế”

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua và người bán được quy định như sau:

  • Ghi đúng tiêu thức “Mã số thuế” của cả 2 bên;
  • Tên và địa chỉ của người bán và người mua phải đầy đủ, nếu quá dài thì có thể viết tắt một số từ thông dụng theo quy định nhưng phải đảm bảo xác định đúng người bán, người mua;
  • Nếu đơn vị trực thuộc của tổ chức bán hàng có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc;

b) Về tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”

Đối với loại tiêu thức này, kế toán cần ghi theo thứ tự tên hàng hóa dịch vụ bán ra, gạch chéo phần còn trống (nếu có), cụ thể:

  • Nếu người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì kế toán cần ghi cả mã hàng hóa, tên hàng hóa;
  • Các loại hàng hóa được quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì khi lập hóa đơn cần ghi các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có yêu cầu;

c) Về mục chữ ký và đóng dấu

Nếu bên bán và thủ trưởng đơn vị không ký thì cần ủy quyền cho người khác ký vào bên bán, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Đối với bên mua: mua hàng qua điện thoại, qua Internet,… thì người mua không nhất thiết phải ký.

d) Loại tiền ghi trên hóa đơn

Quy định về loại tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Nếu người bán thu về ngoại tệ thì theo quy định, tổng số tiền thanh toán sẽ được ghi bằng nguyên tệ và phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

2. Quy định về liên hóa đơn

Căn cứ vào điểm c, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định mỗi số hóa đơn phải có ít nhất 2 liên và tối đa không được quá 9 liên. Cụ thể:

  • Liên 1: Lưu;
  • Liên 2: Giao cho người mua;
  • Liên 3 trở đi: Đặt têm theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Nếu là hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ thì liên 3 sẽ là liên lưu tại cơ quan thuế;

Bên cạnh đó, nội dung giữa các liên của cùng một số hóa đơn phải đảm bảo tính thống nhất với nhau. Trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa các liên của một số hóa đơn sẽ bị liệt kê vào sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo điều 23 của thông tư 39/2014/TT-BTC.

3. Quy định về xuất hóa đơn đầu ra theo thứ tự liên tục từ nhỏ đến lớn

Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định, hóa đơn phải được lập theo số thứ tự liên tục từ nhỏ đến lớn, theo trình tự từ quyên nhỏ tới quyển lớn, ngoại từ trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, cửa hàng, chi nhánh trực thuộc sử dụng chung một mẫu hóa đơn.

Đối với các doanh nghiệp có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm sử dụng chung một hình thức hóa đơn thì cần phải có sổ theo dõi, phân bố số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở trực thuộc. Các đơn vị và cơ sở này cần sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân bổ.

4. Quy định về thời điểm lập hóa đơn

Tại khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định cụ thể về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

  • Đối với hoạt động bán hàng hóa: Ngày lập hóa đơn chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa;
  • Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: Ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa;
  • Đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình: Chậm nhất không quá 7 ngày tính từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc kết thúc kỳ quy ước cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình;
  • Đối với hoạt động xây dựng: Thời điểm lập hóa đơn là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục/khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa;

>>> Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng

  • Hoạt động bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ: Thời điểm lập hóa đơn được thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa 2 bên kèm theo bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận, chậm nhất là ngày cuối cùng cảu tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động xuất khẩu: là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan (theo quy định ở khoản 7, điều 3, thông tư 119/2014/TT-BTC);

Trên đây là top 4 quy định quan trọng về xuất hóa đươn đầu ra mới nhất năm 2021 mà kế toán cần tuân thủ và nắm rõ. Ngoài ra, Quý doanh nghiệp muốn được tư vấn và sử dụng hóa đơn điện tử, vui lòng liên hệ ngay EasyInvoice nhé!

Hóa đơn điện tử EasyInvoice – Giải pháp số hóa giấy tờ số 1 hiện nay

Quý doanh nghiêp nhanh tay đăng ký để trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice:

  • Tiết kiệm 90% thời gian – chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn doanh nghiệp;
  • Bảo mật dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn;
  • Gửi nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, thu nợ – quyết toán đơn giản, nhanh gọn;
  • Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử;

———————

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Website: easyinvoice.vn

Facebook: Hóa đơn điện tử – EasyInvoice

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!