Kế toán thường gặp khá nhiều khó khăn khi xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng. Bởi cách viết hóa đơn cho ngành này có nhiều điểm khác biệt hơn so với các ngành khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn anh chị kế toán xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng mới nhất theo quy định năm 2021.
Nội dung bài viết
1.Quy định về thời điểm xuất hóa đơn điện tử
Theo Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC, thời điểm xuất hóa đơn hợp phát được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần, bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với nhà cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng;
b) Đối với trường hợp xuất hóa đơn đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thắc dầu thô, condensate và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than:
- Thời điểm xuất hóa đơn với việc bán dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa;
- Thời điểm xuất hóa đơn với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng;
2. Thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng
Tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng như sau:
– Ngày xuất hóa đơn với ngành xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trong đó:
- Đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao theo từng hạng mục, công trình thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng;
- Trong trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản (BĐS), xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn chính là ngày thu tiền;
Theo đó, pháp luật đã quy định rõ là tiến hành lập hóa đơn khi có biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục hoặc từng hạng mục. Đồng thời, các khoản tạm ứng trước thì chưa phải lập hóa đơn.
2. Cách xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng
2.1. Xuất hóa đơn cho công trình xây dựng cuốn chiếu
Công trình xây dựng cuốn chiếu nghĩa là công trình làm đến đâu nghiệm thu đến đó. Vì vậy, sau khi hoàn thành phân đoạn nào thì sẽ nghiệm thu và xuất hóa đơn luôn. Cụ thể:
– Giai đoạn 1: Xây móng
Sau khi hoàn thành xây móng của công trình thì đơn vị tiến hành lập biên bản nghiệm thu giai đoạn 1. Các giấy tờ bao gồm biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1, bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1.
– Giai đoạn 2: Xây thô công trình
Với giai đoạn này, đơn vị nghiệm thu cần có những giấy tờ sau: Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2, biên bản xác nhận khối lượng công trình giai đoạn 2, bảng quyết toán khối lượng 2.
– Giai đoạn 3: Hoàn thành công trình
Kết thúc giai đoạn này, đơn vị nghiệm thu phải tổng kết các giai đoạn trước đó và lập biên bản tổng hợp gồm các giấy tờ sau: Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, bảng quyết toán khối lượng công trình. Sau đó xuất hóa đơn VAT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.
* Lưu ý: Nếu muốn hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn đã xuất thì đơn vị nghiệm thu cần phải lập thêm văn bản nghiệm thu và các chứng từ cần thiết.
2.2. Đối với công trình hoàn thành đại cục
Ngược lại với công trình bên trên, công trình hoàn thành đại cục là công trình xây dựng hết mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán công trình.
Vì vậy, đối với loại công trình này thì chỉ cần xuất hóa đơn một lần vào lúc bàn giao công trình. Các giấy tờ cần có khi nghiệm thu kết thúc công trình là:
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng;
– Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc;
– Bảng quyết toán khối lượng công trình;
Trên đây là những thông tin về hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng mà kế toán viên cần lưu ý.
Ngoài ra, Quý doanh nghiệp muốn được tư vấn và sử dụng hóa đơn điện tử, vui lòng liên hệ ngay EasyInvoice nhé!
>>> Xem thêm nội dung hữu ích:
- Một số nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần biết
- 02 bất cập trong việc lấy hóa đơn đầu vào của công ty xây dựng
- Top Nhà Cung Cấp Thép Công Nghiệp Uy Tín Nhất Việt Nam
Hóa đơn điện tử EasyInvoice – Giải pháp số hóa giấy tờ số 1 hiện nay
Quý doanh nghiêp nhanh tay đăng ký để trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice:
- Tiết kiệm 90% thời gian – chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn doanh nghiệp;
- Bảo mật dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn;
- Gửi nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, thu nợ – quyết toán đơn giản, nhanh gọn;
- Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử;
———————
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Website: easyinvoice.vn
Facebook: Hóa đơn điện tử – EasyInvoice