Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
04 vấn đề về hóa đơn đầu vào hàng nông sản mà kế toán cần lưu ý
14 Tháng chín, 2021
8903 lượt xem

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và hàng nông sản gặp khá nhiều vấn đề trong khâu mua vào, đặc biệt là về hóa đơn, tính chi phí và thuế. Bài viết dưới đây cung cấp cho doanh nghiệp một số thông tin quan trọng về hóa đơn đầu vào hàng nông sản.

>>> Xem thêm nội dung hữu ích:

hóa đơn đầu vào hàng nông sản

1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng nông sản

Mặt hàng nông sản bao gồm các sản phẩm về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản. Tại Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất đối với mặt hàng nông sản như sau:

– Các sản phẩm nông sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và sơ chế thì thuộc vào nhóm đối tượng không phải chịu thuế GTGT;

– Hàng nông sản sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai và nộp thuế GTGT;

– Sản phẩm nông sản sơ chế thông thường bán cho cho các đơn vị / cá nhân không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu thương mại thì chịu thuế suất là 5%;

2. Doanh nghiệp mua hàng nông sản trực tiếp của nông dân

Khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng nông sản là một vấn đề mà nhiều kế toán vướng mắc. Các mặt hàng nông sản mua trực tiếp của nông dân do các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và sơ chế thì thuộc đối tượng hàng hóa không chịu thuế GTGT. Cụ thể, tại Điểm 1.3, Mục III, Phần B của Thông tư 129/2018/TT-BTC hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

– Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT;

Như vậy, các mặt hàng nông sản do nông dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt và chế biến sẽ không phải chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp mua hàng nông sản do nông dân trực tiếp sản xuất sẽ không phải trả thuế GTGT cũng như không có thuế GTGT đầu vào để được khấu trừ.

3. Nếu không có hóa đơn đầu vào hàng nông sản thì có được tính là chi phí hợp lý hay không?

Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định nếu mặt hàng nông sản mua của người sản xuất trực tiếp và không có hóa đơn thì doanh nghiệp cần phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa và dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC cùng chứng từ thanh toán cho người bán hàng.

Và ngược lại, nếu doanh nghiệp không lập bảng kê thu mua hàng hóa theo mẫu hoặc không kèm theo chứng từ thanh toán thì khoản chi phí này sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế TNDN.

4. Hồ sơ kê khai chi phí khi không có hóa đơn đầu vào hàng nông sản

Doanh nghiệp kê khai chi phí mua nguyên liệu nông sản tạ các nguồn không có hóa đơn thì kế toán căn cứ theo mẫu số 01/TNDN kèm Thông tư số 78/2014/TT-BTC và chứng từ thanh toán cho người bán như sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản giữa 2 bên;
  • Chứng từ thanh toán;
  • Biên bản bàn giao hàng hóa;

* Lưu ý:

  • Bảng kê phải do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người ủy quyền ký.
  • Giá mua hàng hóa trên bảng kê phải được xác định tương đương giá thị trường.
  • Nếu giá mua hàng hóa trên bảng kê cao hơn giá thị trường thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng cùng loại hoặc thị trường để tính lại chi phí được khấu trừ.

Trên đây là 04 vấn đề quan trọng về hóa đơn đầu vào đối với mặt hàng nông sản.

Nếu cần được hỗ trợ thêm về phần mềm hóa đơn đầu vào EasyIN, anh chị vui lòng liên hệ cho EasyIN nhé.

Phần mềm xử lý hóa đơn điện tử EasyIN: Lưu trữ tự động – Quản lý tập trung trên 1 hệ thống – Tiết kiệm 80% thời gian xử lý cho kế toán

  • Hệ thống tự động phân tích và kiểm tra hoá đơn đầu vào đúng sai;
  • Tự động nhập liệu, upload nhanh chóng và chính xác cùng lúc nhiều hóa đơn;
  • Tự động đồng bộ với các phần mềm kế toán giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc;
  • Lưu trữ hóa đơn an toàn với công nghệ bảo mật nhiều lớp, dễ dàng quản lý, tra cứu hóa đơn đầu vào;
  • Hỗ trợ báo cáo tổng hợp hóa đơn đầu vào – đầu ra, kết xuất báo cáo danh sách hóa đơn đầu vào đơn giản;
  • Giao diện thân thiện, có Mobile App giúp tối ưu hoá trải nghiệm người dùng;

hóa đơn đầu vào easyin

Đặc biệt, đội ngũ chuyên môn của EasyIN cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Dùng thử phần mềm quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào EasyIN >>> TẠI ĐÂY <<<

———————

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Website: easyinvoice.vn

Facebook: Phần mềm hóa đơn điện tử – EasyInvoice

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!