Tìm Hiểu Về Chuẩn Mực IFRS - EasyInvoice Cập Nhật 2023

Tìm Hiểu Về Chuẩn Mực IFRS

Bởi EasyInvoice.vn - 18/12/2023 1771 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Chuẩn mực IFRS (International Financial Reporting Standards) đang ngày càng trở thành chủ đề nóng hổi trong lĩnh vực kế toán và tài chính toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động quốc tế, hiểu rõ và áp dụng đúng chuẩn mực này không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là chìa khóa mở cửa cho sự thành công và minh bạch trong báo cáo tài chính. Hãy cùng Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu về chuẩn mực IFRS  qua bài viết sau đây.

tim-hieu-ve-chuan-muc-ifrs

1. IFRS là gì?

IFRS viết tắt cho cụm từ “International Financial Reporting Standards” – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Là một bộ các chuẩn mực & quy tắc được thiết kế, phát triển, ban hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB).

Với mục đích tạo ra một khuôn khổ kế toán toàn cầu, từ đó giúp Báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty và tổ chức trên thế giới trở nên minh bạch, thống nhất, đồng thời giúp kế toán, kiểm toán viên cũng như nhà đầu tư toàn thế giới so sánh và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điểm đặc biệt là IFRS chủ yếu tập trung vào hướng dẫn, diễn giải chung về cách lập BCTC hơn là lập ra các quy tắc lập báo cáo theo ngành riêng.

IFRS đang được áp dụng rộng rãi tại trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm Việt Nam. 

>>>> Tìm hiểu ngay Điểm Hòa Vốn Là Gì?

2. Đối tượng áp dụng chuẩn mực IFRS 

Theo Đề án, đối tượng doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng IFRS bao gồm:

  • Mọi doanh nghiệp có nhu cầu, nguồn lực, khả năng áp dụng IFRS, đã được xác định chi tiết theo từng giai đoạn phù hợp với lộ trình được câu bố.
  • Các DN thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế áp dụng chuẩn mực VFRS đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra, các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ nếu không có nhu cầu và điều kiện chuyển đổi IFRS /VFRS thì không nằm trong đối tượng áp dụng thuộc đề án.

doi-tuong-ap-dung-chuan-muc-ifrs

3. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo Quyết định 345/QĐ-BTC, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như sau:

3.1 Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021):

  • Đến trước tháng 12/2020, thành lập Ban dịch thuật và soát xét, hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt.
  • Đến trước tháng 3/2021, Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt. 
  • Đến trước 15/11/2021, Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp dụng IFRS; Bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS. Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp (DN).

3.2 Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện (2022 đến 2025):

  • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Các Doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất như: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; Công ty mẹ là công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;…
  • Đối với báo cáo tài chính riêng: Các Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng.
    Khi áp dụng IFRS, Doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với NSNN.

>>>>> Tìm hiểu thêm Thủ Tục Phát Hành Biên Lai Điện Tử

3.3 Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc (sau năm 2025):

  • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của Giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng cụ thể sau: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước; Công ty mẹ là công ty niêm yết;…Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Đối với báo cáo tài chính riêng: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của Giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi…

Có thể thấy với Chiến lược phát triển kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Việt Nam, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng các chính sách của ASEAN, cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới.

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài các ảnh hưởng tích cực của việc áp dụng IFRS, Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức trước mắt. Do đó Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch lộ trình áp dụng IFRS một cách khoa học, bài bản, rõ ràng để có thể triển khai IFRS một cách suôn sẻ và hiệu quả.

lo-trinh-ap-dung-ifrs-tai-viet-nam

4. Danh sách các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS hiện nay

Chuẩn mực IFRS hay chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm một loạt các tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn chi tiết về cách báo cáo các khoản tài chính từ một doanh nghiệp, cụ thể: 

STT Chuẩn mực Tên Tiếng Anh Tóm tắt nội dung
1 IFRS 1 First-time Adoption of International Financial Reporting Standards Yêu cầu lập một bộ BCTC hoàn chỉnh về kỳ báo cáo IFRS đầu tiên và kỳ trước đó.
2 IFRS 2 Share-based Payment Yêu cầu ghi nhận các thanh toán bằng cổ phiếu vào báo cáo tài chính.
3 IFRS 3 Business Combinations Thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu về cách thức bên thâu tóm trong hợp nhất kinh doanh.
4 IFRS 5 Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations Quy định rõ về cách xác định và yêu cầu trình bày trong báo cáo tài chính đối với tài sản dài hạn nắm giữ cho mục đích bán.
5 IFRS 6 Exploration for and Evaluation of Mineral Assets Quy định một số khía cạnh của báo cáo tài chính đối với chi phí phát sinh cho việc khảo sát, thăm dò, đánh giá tài nguyên khoáng sản.
6 IFRS 7 Financial Instruments: Disclosures Yêu cầu thông tin thuyết minh trong báo cáo tài chính để đánh giá được tầm quan trọng, bản chất, mức độ rủi ro của các công cụ tài chính và cách doanh nghiệp quản lý.
7 IFRS 8 Operating Segments Yêu cầu các doanh nghiệp có chứng khoán nợ hoặc vốn cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, khách hàng chính, khu vực địa lý…
8 IFRS 9 Financial Instruments Đề cập đến việc phân loại tài sản tài chính và nợ phải trả, ghi nhận ban đầu, đánh giá ban đầu và tiếp theo.
9 IFRS 10 Consolidated Financial Statements Thiết lập các nguyên tắc trình bày và lập báo cáo tài chính hợp nhất khi một đơn vị kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác.
10 IFRS 11 Joint Arrangements Thiết lập các nguyên tắc báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích trong hợp tác liên doanh.
11 IFRS 12 Disclosure of Interests in Other Entities Yêu cầu cung cấp thông tin để đánh giá được bản chất, rủi ro, lợi ích tại các bên liên quan và ảnh hưởng của các lợi ích này.
12 IFRS 13 Fair Value Measurement Xác định giá trị hợp lý, đưa ra khuôn khổ để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin về các phép đo giá trị hợp lý.
13 IFRS 14 Regulatory Deferral Accounts Quy định việc hạch toán đặc biệt đối với các tác động của việc điều tiết tỷ giá.
14 IFRS 15 Revenue from Contracts with Customers Cung cấp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng.
15 IFRS 16 Leases Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, đo lường, lập và trình bày các giao dịch thuê tài sản
16 IFRS 17 Insurance Contracts Quy định cách hạch toán của các hợp đồng bảo hiểm.

Danh sách các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

>>>>>> Có thể bạn quan tâm Hộ Kinh Doanh Được Thuê Tối Đa Bao Nhiêu Người Lao Động?

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về Tìm hiểu về Chuẩn mực IFRS. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Tags:

Sử dụng ngay
Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Tư vấn hóa đơn điện tử

0981 772 388

Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH

1900 3369 1900 56 56 53 1900 57 57 54 (Nhánh 2)
1900 3369