Bạn đã từng nghe đến khái niệm “điểm hòa vốn” nhưng không hiểu rõ về nó là gì và tầm quan trọng của nó trong ngữ cảnh tài chính? Vậy điểm hòa vốn là gì? Hãy cùng Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Điểm hòa vốn (Break Even Point – viết tắt là BEP) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra. Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không bị lỗ nhưng cũng chưa có lãi.
Điểm hòa vốn được xác định bằng sản lượng hòa vốn (tính theo sản phẩm đã bán được), doanh thu hòa vốn (tính bằng tiền) và thời gian để hòa vốn, vì vậy nên được coi là một mốc xác định lãi lỗ,
BEP là yếu tố quan trọng được đánh giá đầu tiên khi bạn quyết định đầu tư vào 1 mô hình kinh doanh nào đó. Nếu thành lập 1 doanh nghiệp hay bắt đầu 1 dự án kinh doanh, việc tính điểm hòa vốn phải bao gồm các chi phí dự trù về quản lý doanh nghiệp và những chi phí liên quan.
>>>>> Tìm hiểu ngay Hóa Đơn Điện Tử In Ra Giấy Có Hợp Lệ Không?
Điểm hòa vốn được phân thành 2 loại là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính. Cụ thể như sau:
Là điểm mà tại đó doanh thu đạt được bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh (bao gồm định phí và biến phí, chưa tính đến lãi suất vay vốn kinh doanh), lợi nhuận của doanh nghiệp trước lãi vay bằng 0, thuế của doanh nghiệp bằng 0.
Là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm cả lãi vay vốn kinh doanh cần trả. Tại đây, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.
Công thức tính điểm hoà vốn:
BEP | = | FC |
(S-VC) |
Điểm hoà vốn theo doanh thu được tính theo công thức:
Doanh thu hoà vốn | = | FC |
[(S-VC)/S] |
Trong đó:
BEP: Sản lượng hoà vốn là mức sản lượng cần tiêu thụ để đạt hoà vốn
+ Sản lượng hoà vốn tài chính là là mức sản xuất mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí lãi vay;
+ Doanh thu hoà vốn tài chính là doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ.
S: Giá bán đơn vị sản phẩm
FC: Tổng chi phí cố định là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ trong một phạm vi quy mô nhất định. Chi phí cố định thường bao gồm: khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà, thuê tài sản, bảo hiểm, lãi vay… (lưu ý đối với lãi vay có thể xếp vào chi phí tài chính cố định).
VC: Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp, hay nói cách khác, khi doanh nghiệp sản xuất hoặc bán nhiều hàng hơn, tổng chi phí biến đổi sẽ tăng lên. Chi phí biến đổi thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
>>>>> Có thể bạn quan tâm Chi Phí Lãi Vay Có Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN Không?
Trong thực tế, giá bán hàng sẽ thay đổi tùy theo số lượng sản phẩm bán ra, theo cung cầu trên thị trường. Như vậy không thể giả định giá bán sản phẩm không thay đổi ở các mốc số lượng khác nhau.
Cần xác định chính xác chi phí biến đổi và chi phí cố định và phân chia rõ ràng để có thể tính toán được điểm hòa vốn.
Trong kinh doanh luôn có hàng tồn kho cho nên khó có thể giả định số lượng sản xuất ra và hàng bán được là như nhau.
Thực tế, doanh nghiệp luôn kinh doanh nhiều mặt hàng nên việc xác định điểm hòa vốn sẽ khó khăn hơn do các mặt hàng khác nhau về giá và các chi phí biến đổi. Khi đó, cần quy đổi về một sản phẩm chuẩn duy nhất để tính điểm hòa vốn.
Khi kinh tế lạm phát cao thì việc phân tích điểm hòa vốn sẽ sai lệch vì công thức tính điểm hòa vốn không phụ thuộc vào giá trị tiền tệ. Do đó khi tính điểm hòa vốn của một khoản đầu tư,dự án kinh doanh cần phải chú ý đến giá trị tiền tệ tại các thời điểm khác nhau.
Khi phân tích điểm hòa vốn qua các giai đoạn khác nhau thì nên thể hiện vị trí điểm hòa vốn lên đồ thị để dễ dàng quan sát và xác định xu hướng kinh doanh.
Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Điểm hòa vốn là gì?“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
EASYINVOICE – TOP 1 PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾT NỐI THÀNH CÔNG VỚI TỔNG CỤC THUẾ
Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number
Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBoooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice
Product Currency: vnd
Product In-Stock: InStock