Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH header-call-icon1900 33 69
Tin tức
Tìm hiểu Vai Trò Của Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp
21 Tháng mười, 2024
80 lượt xem

Kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động tài chính của các tổ chức nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập diễn ra minh bạch, hiệu quả. Bài viết của Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vài trò của kế toán hành chính sự nghiệp chi tiết hơn, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

tim-hieu-vai-tro-cua-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep

1. Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán làm việc, chấp hành ngân sách, quản lý, điều hành các hoạt động tài chính, kinh tế tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như ủy ban, trường học, bệnh viện… Để quản lý hiệu quả và chủ động trong các khoản chi tiêu, các đơn vị hành chính cần lập dự toán. Dựa vào báo cáo dự toán, kinh phí sẽ được nhà nước cấp cho từng đơn vị.

Vì vậy, kế toán doanh nghiệp ngoài đóng vai trò quan trọng với đơn vị hành chính còn quan trọng với ngân sách nhà nước.

2. Vai trò kế toán hành chính sự nghiệp

Tại đơn vị, kế toán hành chính đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể là: 

  • Chấp hành đúng quy định, tiêu chuẩn định mức về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được Nhà nước ban hành.
  • Đáp ứng yêu cầu về quản lý tài chính, kinh tế, tăng cường kiểm soát, quản lý tài sản công, chi quỹ Ngân sách nhà nước. Đồng thời, kế toán cần nâng cao chất lượng công tác, quản lý đơn vị hành chính.
  • Đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp với chế độ kế toán hiện hành cũng như yêu cầu quản lý của Nhà nước.

Tìm hiểu ngay: Hướng Dẫn Tra Cứu Hóa Đơn Tiền Điện

3. Công việc của kế toán hành chính sự nghiệp

Bên cạnh vai trò quản lý và kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các loại vật tư tài sản công và chấp hành dự toán thu, chi theo định mức của Nhà nước, kế toán hành chính sự nghiệp còn có chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao.

Để thực sự có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Ghi chép và phản ánh một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

– Kiểm soát và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, đồng thời kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vật tư tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.

– Kiểm soát và theo dõi tình hình phân phối nguồn kinh phí cho các đơn vị cấp dưới cần dự toán và cả tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị này.

– Định kỳ lập và nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đúng hạn theo quy định.

– Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dự toán, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị.

cong-viec-cua-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep

4. Nội dung cơ bản của kế toán hành chính sự nghiệp

4.1. Kế toán tiền và vật tư

Phản ánh tình hình tăng giảm cũng như cách xử lý vật tư, nguồn kinh phí nhận trong kỳ

Phản ánh tình trạng thu chi, giao nhận dự toán Ngân sách nhà nước.

4.2. Kế toán tài sản cố định

Hạch toán các nhiệm vụ liên quan tới tài sản cố định như: Tính hao mòn tài sản cố định, mua sắm, cấp trên báo, thanh lý tài sản cố định. Đặc biệt, so với trong doanh nghiệp, tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính khác xa.

– Trong doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định tính 1 lần vào cuối mỗi tháng

– Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, hao mòn tài sản cố định tính 1 lần vào cuối mỗi năm.

4.3. Kế toán các khoản thu

Hạch toán của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu sẽ sử dụng tài khoản 511

Hạch toán đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh sẽ dùng tài khoản 311

Hạch toán doanh nghiệp các khoản phải thu sử dụng tài khoản 131.

Tìm hiểu thêm: Mẫu Giấy Đi Đường Theo Thông Tư 200

4.4 Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm

Hạch toán các nghiệp vụ chi lương, trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

4.5 Kế toán các khoản phải trả

Phản ánh các khoản phải trả cho đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như học sinh, sinh viên, nhà cung cấp…

4.6 Kế toán các nguồn kinh phí

Là bút toán về các nguồn phí từ ngân sách nhà nước cấp như: Nguồn kinh phí dự án, nguồn kinh phí hoạt động…

4.7 Kế toán nguồn kinh phí kinh doanh

Cho biết, nguồn kinh phí cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có từ đâu, sử dụng và hạch toán nó như thế nào, có khác hay giống với hạch toán vốn kinh doanh trong doanh nghiệp không?

4.8 Kế toán các khoản chi

Đảm nhận các việc chi cho các hoạt động không thường xuyên, chi thường xuyên, chi theo đơn đặt hàng nhà nước hay chi cho dự án… Ngoài ra, cần phải dự toán và biết cách sử dụng nguồn kinh phí đó một cách phù hợp.

4.9 Kế toán các khoản doanh thu

Phản ánh doanh thu có được trong các đơn vị hành chính sự nghiệp xuất hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.10 Kế toán các khoản chi phí

Đảm nhiệm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong các đơn vị hành chính như tiền công, chi lương, chi nguyên vật liệu sản xuất, phụ cấp, chi tính hao mòn tài sản cố định, chi phân bổ công cụ dụng cụ.

4.11 Kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

Là các trường hợp, kế toán xử lý các nguồn kinh phí, loại dự toán cũng như khoản chi vào cuối niên độ kế toán.

4.12 Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính

Cuối niên độ kế toán, cần liệt kê sổ sách, mục đích in từng loại. Ngoài ra, cần lập báo cáo tài chính, xác định mỗi loại báo cáo cần cung cấp thông tin gì cho đối tượng trong và ngoài đơn vị.

noi-dung-co-ban-cua-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Tra Cứu Hóa Đơn Tiền Điện

Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin vềTìm hiểu Vai Trò Của Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp.Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0766 074 666 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hóa đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

 

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử

Điện thoại: 0766 074 666

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: hoadondientues@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!