Khi người lao động làm việc trong môi trường độc hại, tùy vào từng vị trí và mức độ người lao động sẽ được nhận thêm khoản phụ cấp độc hại. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc rằng phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN hay không? Hãy cùng Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Phụ cấp độc hại là gì?
Có thể hiểu, phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động.
Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
Theo đó, việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, bao gồm:
– Khai thác khoáng sản; Cơ khí, luyện kim; Hoá chất; Vận tải; Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi;
– Điện; Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; Sản xuất xi măng; Sành sứa, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; Da giày, dệt may;
– Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi – chế biến gia súc, gia cầm); Thương mại; Phát thanh, truyền hình; Dự trữ quốc gia;
– Y tế và dược; Thuỷ lợi; Cơ yếu; Địa chất; Xây dựng (xây lấp); Vệ sinh môi trường; Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng; Sản xuất thuốc lá;
– Địa chính; Khí tượng thuỷ văn; Khoa học công nghệ; Hàng không; Sản xuất, chế biến muối ăn; Thể dục – Thể thao, văn hoá thông tin; Thương binh và xã hội; Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát;
– Du lịch; Ngân hàng; Sản xuất giấy; Thuỷ sản; Dầu khí; Chế biến thực phẩm; Giáo dục – đào tạo; Hải quan; Sản xuất ô tô xe máy.
Tìm hiểu ngay: Các Khoản Phụ Cấp Không Tính Thuế TNCN
2. Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất
Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại người lao động sẽ có ba trường hợp xảy ra sau đây:
Trường hợp 1: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại các công ty không thuộc nhà nước thì phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động mà cả hai bên ký kết
Trường hợp 2: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì phụ cấp độc hại sẽ được tính như sau:
Cụ thể các công ty nhà nước sẽ xây dựng mức phụ cấp độc hại nguy hiểm như sau:
Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương
Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Theo đó, phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 5% và cao nhất là 10% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường. Và phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 7% và cao nhất là 15% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Trường hợp 3: Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV thì đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì phụ cấp độc hại được tính như sau:
Các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm gồm:
Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
Mức phụ cấp:
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp độc hại từ ngày 01/07/2019 |
1 | 0,1 | 149.000đ |
2 | 0,2 | 298.000đ |
3 | 0,3 | 447.000đ |
4 | 0,4 | 596.000đ |
Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp độc hại:
Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.
Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.
Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định nêu trên.
Ngoài ra, theo Bộ luật lao động 2019 tại Điều 103 có nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Theo đó, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ được tính tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.
Lưu ý: Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP tại điểm c khoản 3 Điều 7 về tiền lương thì, mức lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 5%; còn đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Tìm hiểu thêm: 08 Khoản Phụ Cấp Lương Của Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
3. Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật TNCN sửa đổi 2012, quy định về các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có quy định trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định, bao gồm phụ cấp độc hại.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) cũng quy định các khoản phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Như vậy các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Kê Khai Hóa Đơn Thay Thế Khác Kỳ
Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Phụ Cấp Độc Hại Có Tính Thuế TNCN“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
- Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
- Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
- Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng
Đăng ký dùng thử EasyPos ngay!
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn