Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014, trong một số trường hợp bên bán không cần xuất hóa đơn cho bên mua. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/11/2020 người mua vẫn phải lập và xuất toàn bộ hóa đơn bán lẻ theo quy định của Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về hóa đơn điện tử và hóa đơn bán lẻ
1.1 Hóa đơn điện tử là gì?
Căn cứ theo Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử được định nghĩa như sau:
“Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý thông qua phương tiện là các thiết bị điện tử”.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập và xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp MST khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại sau: hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,…; hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật liên quan.
1.2 Hóa đơn bán lẻ là gì?
Hóa đơn bán lẻ là hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đây là loại hóa đơn không có nhiều giá trị pháp lý và không do cơ quan thuế quản lý. Bên cạnh đó, các cá nhân và tổ chức có thể tự thiết kế, in ấn hóa đơn để thuận tiện cho việc sử dụng.
Hóa đơn bán lẻ bao gồm những nội dung sau:
- Số hóa đơn;
- Ngày phát hành hóa đơn;
- Chi tiết về người bán;
- Chi tiết về người mua;
- Số lượng, trọng lượng;
- Đơn giá;
- Tổng cộng;
- Giảm giá (nếu có);
- Chữ ký của người bán;
2. Một số quy định về lập và xuất hóa đơn điện tử bán lẻ theo quy định
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định, khi bán hàng hóa/dịch vụ ngoại trừ hộ, cá nhân kinh doanh cần phải lập hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã xác thực của cơ quan thuế để giao cho người mua dựa trên định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định. Bên cạnh đó, cần ghi đầy đủ nội dung theo quy định không phân biệt giá trị từng lần bán hóa/dịch vụ là bao nhiêu.
Cùng với đó, tại Điều 3 Khoản 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định một số điểm về hóa đơn điện tử bán lẻ mà doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
- Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của bên mua (kể cả khi lập hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khách ở nước ngoài). Trường hợp hóa đơn điện tử cần chữ ký của người bán và người mua khi hai bên có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng được điều kiện về kỹ thuật để ký số do người bán lập.
- Với những hóa đơn điện tử bán hàng người mua là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua trên hóa đơn.
3. Hướng dẫn chi tiết lập và xuất hóa đơn điện tử bán lẻ khi bên mua không lấy
Lập và xuất hóa đơn điện tử bán lẻ khi bên mua không lấy sẽ được hướng dẫn chi tiết tại các chi cục thuế, tại đây EasyInvoice sẽ nêu một số hướng dẫn về lập và xuất hóa đơn điện tử như sau:
– Tại Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn ngày lập hóa đơn và bán hàng hóa phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Mặt khác, tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC nêu rõ: khi bán hàng hóa/dịch vụ từ 200 nghìn trở lên/lần, bên mua không lấy hoặc không cung cấp thông tin về địa chỉ, mã số thuế nếu có thì doanh nghiệp vẫn phải lập hóa đơn và cần ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi là “người mua không cung cấp thông tin như tên, địa chỉ, mã số thuế”. Trong trường hợp bên mua là những đơn vị bán lẻ xăng dầu mà không lấy hóa đơn thì cuối ngày vẫn phải lập chung vào 1 hóa đơn đối với tổng doanh thu người mua không lấy được phát sinh trong ngày.
– Thêm nữa, tại công văn số 1194/TCT-CS Tổng cục thuế hướng dẫn chi tiết về bên mua là đơn vị bán lẻ xăng dầu mà không lấy hóa đơn thì cuối ngày doanh nghiệp phải lập chung 1 hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn trong ngày. Nếu giao dịch vào những ngày cuối tuần, Lễ, Tết bên bán cũng cần thực hiện lập và xuất hóa đơn như trên.
Tuy nhiên, để có hướng dẫn chính xác nhất doanh nghiệp cần liên hệ đến Cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được hướng dẫn chi tiết. Trên đây, là hướng dẫn lập và xuất hóa đơn điện tử bán lẻ khi người mua không lấy hóa đơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho bạn.
Để thực hiện lập, xuất, quản lý và lưu trữ hóa đơn dễ dàng, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tiện ích, bảo mật và dễ sử dụng nhất thị trường.
Để đăng ký dùng thử, anh/chị vui lòng đăng ký tại http://demo.easyinvoice.vn/ để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
———————
EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông từ 39/2014/TT-BTC, Thông tư 68/2019/TT-BTC;
- Tạo lập, phát hành, lưu trữ nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng Website và Mobile;
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu và quản lý thủ công, 90% chi phí lưu trữ hóa đơn;
- Tích hợp với các phần mềm khác nhau phần mềm kế toán, hóa đơn đầu vào, hóa đơn bán hàng,…
- Kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế qua 3 kênh MPLS, VPN, Layer với tốc độ lên tới 50Mbps;
- Bảo mật dữ liệu, an toàn tuyệt đối cho người dùng;
- Hỗ trợ 24/7 mọi thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, xử lý khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm;
———————
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn/