Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
Tin tức
Hướng dẫn lập hóa đơn xây dựng
25 Tháng năm, 2022
12272 lượt xem

Là chủ sở hữu của một công ty xây dựng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức và trích xuất các thông tin thanh toán cần thiết để được thanh toán theo yêu cầu và khi cần thiết. Các nhà quản lý dự án xây dựng sẽ có những thách thức liên quan đến quá trình lập hóa đơn xây dựng. Một số khía cạnh như thời hạn thanh toán, chi phí gián tiếp hoặc chi phí dự án có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ của dự án. 

Do đó, cần phải lựa chọn các phương pháp lập hóa đơn xây dựng hoàn hảo cho kế toán xây dựng của bạn. Hôm nay Hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn lập hóa đơn xây dựng cho các nhà thầu, cùng tìm hiểu chi tiết tại bài chia sẻ này nhé

huong-dan-lap-hoa-don-xay-dung

1. Hóa đơn xây dựng là gì?

Hóa đơn là một tài liệu mà nhà thầu, nhà thầu phụ hoặc nhà cung cấp gửi cho khách hàng của họ khi nợ tiền thanh toán cho công việc đã thực hiện. Hóa đơn xác lập nghĩa vụ thanh toán, do đó tạo ra một khoản phải thu. Về cơ bản, đó là một biên bản thỏa thuận mua bán. Lập hóa đơn là thứ giữ cho dòng tiền luân chuyển.

Một hóa đơn xây dựng điển hình sẽ bao gồm:

  • Ngày lập hóa đơn
  • Tên và địa chỉ của cả hai bên
  • Mô tả hàng hóa và dịch vụ
  • Giá cả và số lượng của những hàng hóa và dịch vụ đó
  • Các điều khoản thanh toán

Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp xây dựng xử lý hóa đơn của họ theo cách khác nhau, cộng với thông tin liên quan trên hóa đơn sẽ thay đổi khá nhiều tùy thuộc vào công việc đang được thực hiện.

>>>> Xem ngay: 8 điểm lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2022

2. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn xây dựng

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm  nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, KHÔNG phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

  • Trường hợp giao hàng nhiều lần/ bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần Người bán phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng
  • Trường hợp DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thi công dự án hoặc đã thoả thuận theo hợp đồng thì ngày thu tiền được xem là ngày lập hoá đơn.

Trên mỗi hoá đơn cần có đầy đủ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế VAT, thuế suất và số thuế GTGT.

Lưu ý:

– DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao.

=> Phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.

Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.

– Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì

=> Lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.

=> Như vậy: Các khoản tạm ứng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131

hoa-don-xay-dung

>>>> Có thể bạn quan tâm: Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng

3. Hướng dẫn lập hóa đơn xây dựng

3.1 Xuất hóa đơn xây dựng cho công trình cuốn chiếu

Công trình xây dựng cuốn chiếu là công trình nghiệm thu theo giai đoạn hoàn thiện, hay làm đến đâu nghiệm thu đến đó. Theo vậy, khi hoàn thành đến phân đoạn nào thì sẽ nghiệm thu giai đoạn đó và xuất hoá đơn luôn, cụ thể:

a. Giai đoạn làm móng công trình

Sau khi đổ xong móng cho công trình, đơn vị xây dựng hay kế toán xây dựng lập biên bản nghiệm thu giai đoạn làm móng..Bộ giấy tờ bao gồm:

  • Xác nhận khối lượng
  • Bảng quyết toán khối lượng

 b. Giai đoạn xây thô công trình

Với giai đoạn này, kế toán xây lắp cần có những giấy tờ sau:

  • Biên bản nghiệm thu
  • Biên bản xác nhận khối lượng công trình
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình

c. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình

Hoàn thành công trình xong, kế toán xây dựng phải tổng kết lại giai đoạn trước đó và lập biên bản tổng hợp gồm các giấy tờ:

  • Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng
  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành,
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình.

Sau đó kế toán xuất hóa đơn GTGT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.

3.2 Xuất hoá đơn xây dựng đối với công trình hoàn thành đại cục

Khác biệt với công trình cuốn chiếu, công trình hoàn thành đại cục là một hình thức hoàn thiện công trình xây dựng hết mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán giá trị.

Theo đó, kế toán chỉ cần lập và xuất hoá đơn vào thời điểm bàn giao công trình, các giấy tờ cần có khi nghiệm thu khi kết thúc công trình gồm:

  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng;
  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc;
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình;

Trên đây, EasyInvoice đã hướng dẫn bạn lập hóa đơn xây dựng, hy vọng thông tin trên hữu ích cho Quý doanh nghiệp. Chúc Quý doanh nghiệp luôn thành công.

SoftDreams cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, quá trình lập hóa đơn của bạn sẽ không tốn nhiều thời gian và bạn sẽ ít sai sót hơn khi có hóa đơn điện tử. Hơn nữa, việc lưu hồ sơ các giao dịch đã thanh toán và chưa thanh toán sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng hóa đơn điện tử EasyInvoice các bạn gặp vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900 56 56 531900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

>>>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC

Video hướng dẫn nghiệp vụ Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trên phần mềm EasyInvoice

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

 

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!