Hộ Kinh Doanh Đóng Thuế Như Thế Nào - Cập Nhật 2023

Hộ Kinh Doanh Đóng Thuế Như Thế Nào

Bởi EasyInvoice.vn - 27/09/2022 8554 lượt xem
Đánh giá bài viết

Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ. Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp gồm những gì? Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bạn đọc.Hóa đơn điện tử Easyinvoice sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

ho-kinh-doanh-dong-thue-nhu-the-nao

1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh

Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. 

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho 01 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

>>>>>>>>>> Bài viết liên quan: Số Vốn Tối Thiểu Để Đăng Ký Hộ Kinh Doanh

2. Các phương pháp tính thuế cho hộ kinh doanh

Tuỳ vào quy mô, lĩnh vực, ngành nghề của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà sẽ áp dụng Phương pháp tính thuế khác nhau, cụ thể như sau:

Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.

Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân; Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp.

Riêng trường hợp cá nhân cho thuê tài sản, quy định về việc tính thuế cho thuê tài sản cũng sẽ có cách tính riêng

-> Chi tiết cách xác định các bạn có thể xem tại Thông tư 40/2021/TT-BTC nhé.

Như vậy, Hộ, cá nhân kinh doanh bình thường (quy mô nhỏ) => Sẽ có 2 phương pháp

khai thuế là: Phương pháp kê khai và Phương pháp khoán.

Hộ, cá nhân kinh doanh quy mô lớn => Chỉ áp dụng được 1 phương pháp khai thuế là: Phương pháp kê khai.

Nên chọn Phương pháp khoán (Vì nếu lựa chọn phương pháp kê khai sẽ phải thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ …)

>>>>>>>>>> Xem thêm: Đăng Ký Mã Số Thuế Người Phụ Thuộc 2022

phuong-phap-tinh-thue-ho-kinh-doanh

3. Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào

3.1. Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Đối tượng áp dụng phương pháp kê khai khi tính thuế gồm: 

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn.

Là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hộ Kinh Doanh Có Tư Cách Pháp Nhân Không

3.2. Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. 

Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: 

  • Hộ khoán mới ra kinh doanh
  • Hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ
  • Hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. 

Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Hộ khoán khai thuế theo năm, nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo nộp tiền của cơ quan thuế. 

Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

>>>>>>> Bài viết liên quan: Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh

ho-kinh-doanh-nop-thue-theo-phuong-phap-khoan

3.3. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. 

Kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC. 

Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:

  • Cá nhân kinh doanh lưu động;
  • Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;
  • Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
  • Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.

Trên đây là những quy định về nộp thuế và các phương pháp tính thuế trả lời cho câu hỏi hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với Hóa đơn điện tử Easyinvoice qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

>>>>>>>>> Xem ngay: Làm Sao Biết Sổ BHXH Đã Chốt Hay Chưa?

>>>>>>>>> Hướng dẫn: Hướng Dẫn Tính Thuế TNCN Lũy Tiến

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Phần Mềm Hóa Đơn Điện Tử

EASYINVOICE – TOP 1 PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾT NỐI THÀNH CÔNG VỚI TỔNG CỤC THUẾ

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBoooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5
Tags:

Sử dụng ngay
Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Tư vấn hóa đơn điện tử

0981 772 388

Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH

1900 3369 1900 56 56 53 1900 57 57 54 (Nhánh 2)
1900 3369