Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Hộ Kinh Doanh Có Phải Là Doanh Nghiệp Không
29 Tháng chín, 2022
2116 lượt xem

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi tiến hành kinh doanh với mô hình nhỏ lẻ, vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không? Đặc điểm của hộ kinh doanh là gì? Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice trả lời các câu hỏi liên quan đến hộ kinh doanh trong bài viết dưới đây.

ho-kinh-doanh-co-phai-la-doanh-nghiep-khong

1. Hộ kinh doanh là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

>>>>>> Bài viết liên quan: Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh

2. Đặc điểm của hộ kinh doanh là gì?

dac-diem-cua-ho-kinh-doanh

Hộ kinh doanh có các đặc điểm cơ bản như sau:

Mô hình kinh tế nhỏ

Theo điều 80 nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh là một mô hình kinh tế nhỏ. Một người chỉ có thể làm chủ một hộ kinh doanh duy nhất trên cả nước và không có ngoại lệ.

Mô hình nhỏ còn thể hiện ở mức thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Tiêu biểu nhất là thuế môn bài, là thuế khoán theo mức thu nhập ước lượng của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy không thể có tư cách pháp nhân.

Như vậy có thể thấy hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Đồng thời, các cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh chính mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn

Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.

Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng của mình để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).

>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hộ Kinh Doanh Có Tư Cách Pháp Nhân Không

3. Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

ho-kinh-doanh-co-phai-la-doanh-nghiep-khong-2

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Căn cứ khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

“10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có trụ sở và tài sản riêng, được thành lập theo quy định của pháp luật. 

Hiện nay pháp luật nước ta chỉ quy định có 05 loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Công ty cổ phần
  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy muốn tổ chức của mình được công nhận là một doanh nghiệp thì chủ thể cần phải thành lập tổ chức thuộc một trong năm loại hình trên đây. Việc thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội cho việc kinh doanh cũng như khẳng định được vị thể của tổ chức trên thị trường.

Còn hộ kinh doanh theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. 

Như vậy có thể đưa ra kết luận hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Làm Sao Biết Sổ BHXH Đã Chốt Hay Chưa?

>>>>>>>>> Hướng dẫn: Hướng Dẫn Tính Thuế TNCN Lũy Tiến

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giải đáp cho câu hỏi Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không. Tuy chỉ là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ nhưng hộ kinh doanh cá thể là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế nước nhà, đem lại thu nhập không nhỏ cho người lao động.

==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!