Thực tế, rất nhiều hộ kinh doanh cá thể đang gặp phải khó khăn trong công tác quản lý hóa đơn bởi phần lớn các hộ kinh doanh không có kế toán xử lý nghiệp vụ riêng biệt. Vì vậy để giúp anh/chị chủ hộ tìm hiểu rõ hơn về hóa đơn đầu vào, tại bài viết này EasyInvoice giải đáp vấn đề hộ kinh doanh có cần hóa đơn đầu vào không và một số trường hợp cụ thể không cần hóa đơn đầu vào.
Nội dung bài viết
Hóa đơn đầu vào là gì?
Hóa đơn đầu vào được hiểu đơn giản là những hóa đơn được dùng vào các mục đích giao dịch như mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay cách hiểu đơn giản nhất, hóa đơn đầu vào là hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm.
Hóa đơn đầu vào giúp doanh nghiệp chứng minh được tính minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa và dịch vụ mua vào. Đồng thời, giúp nhà nước chống tình trạng thất thu gian lận thuế.
Hóa đơn đầu vào gồm 02 loại chính là hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng. Ngoài ra, còn một số loại hóa đơn đầu vào khác như là tem, phiếu, chứng từ thu phí, thẻ, vé các loại…
Hộ kinh doanh có cần hóa đơn đầu vào không
Hiện nay, việc quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào chưa được các chủ hộ kinh doanh coi trọng. Điều này, khiến cho các chủ hộ kinh doanh gặp nhiều rắc rối khi thực hiện kê khai, thậm chí có thể bị xử phạt hành chính về vấn đề hóa đơn đầu vào.
Đối với các quy định hiện tại, hộ kinh doanh cá thể khi bán hàng hóa/dịch vụ sẽ không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra nhưng vẫn phải đảm bảo cần có hóa đơn đầu vào (gồm cả hóa đơn đầu vào GTGT)
Vì vậy, khi thực hiện mua vào hàng hóa, sản phẩm hay nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải phải có hóa đơn đầu vào và thực hiện lưu trữ theo quy định với mục đích là chứng minh nguồn gốc của hàng hóa và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra khi cần thiết.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn đầu vào năm 2022
02 trường hợp hộ kinh doanh cá thể không cần hóa đơn đầu vào
Vẫn sẽ có những trường hợp hộ kinh doanh cá thể không cần hóa đơn đầu vào nếu nằm trong 02 trường hợp được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, cụ thể:
– Trường hợp 1: khi mua hàng hóa, sản phẩm là những nông sản, thủy hải sản của người bán là người đánh bắt trực tiếp – người nuôi hoặc của người sản xuất trực tiếp bán ra. Bên cạnh đó, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm các nguyên vật liệu tự nhiên như tre, mây, cói, sọ dừa, rơm, lá cây, đay… hoặc làm từ nguyên vật liệu khác bằng sản phẩm nông nghiệp được làm thủ công từ trực tiếp người bán mà không qua trung gian bán ra.
Những vật liệu như đá, đất hay là cát được cá nhân hay hộ gia đình tự khai thác đúng theo quy định trực tiếp bán ra hoặc những đồ phế liệu, đồ dùng, những tài sản/dịch vụ do cá nhân hay hộ ra đình bán ra (không kinh doanh) cũng không cần hóa đơn đầu vào.
>>>> Xem ngay: Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể đơn giản nhất năm 2022
Lưu ý hộ kinh doanh phải lập bảng kê mua hàng đối với trường hợp mua hàng hóa và dịch vụ của cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh có doanh thu không quá 100 triệu trong một năm.
– Trường hợp 2: là khi mua các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị nhỏ hơn hai trăm nghìn đồng thì hộ kinh doanh không cần hóa đơn đầu vào.
* Lưu ý: đối với các trường hợp không cần hóa đơn đầu vào, hộ kinh doanh vẫn bị cơ quan chức năng xử phạt khi thực hiện thanh tra, kiểm tra nguồn gốc hàng hóa nếu không chứng minh được nguồn gốc của những hàng hóa, nguyên vật liệu đó.
Theo đó hộ kinh doanh có thể chứng minh nguồn gốc của hàng hóa bằng cách lấy hóa đơn bán hàng, hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn giá trị gia tăng, các bằng chứng khác như bảng kê thu mua để thực hiện khai báo và xuất trình trong trường hợp cần thiết.
Quản lý hóa đơn đầu vào thủ công khiến cho hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và tra cứu khi cứu. Việc áp dụng phần mềm quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào sẽ là giải pháp tiết kiệm, tiện ích và giảm thiểu các rủi ro về thuế.
Softdreams cung cấp phần mềm quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào EasyIn ưu việt
EasyIn hỗ trợ tốt cho người dùng trong việc quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào, cụ thể:
– Tự động nhập liệu 80% và chính xác
– Dễ dàng tìm kiếm, tra cứu hóa đơn
– Tiết kiệm 80% chi phí cho doanh nghiệp
– Tra cứu, quản lý dễ dàng và hiệu quả
– Lưu trữ an toàn, dễ dàng quản lý
– Cảnh báo tức thì với các hóa đơn không hợp pháp, hợp lý, hợp lệ
Hiện tại, hóa đơn điện tử đang được chuyển đổi theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp EasyInvoice cung cấp các tài liệu hướng dẫn sau:
>> Giải đáp: 91 câu hỏi về HĐĐT theo Tổng cục Thuế
>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
- Tạo lập, phát hành, lưu trữ nhanh chóng và hiệu quả trên nền tảng website và mobile
- Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu và quản lý thủ công, 90% chi phí lưu trữ hóa đơn
- Tích hợp với các phần mềm khác như: phần mềm kế toán, hóa đơn đầu vào, bán hàng…
- Kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế thông qua 3 kênh MPLS VPN Layer 3 với tốc độ tới 50Mbps.
- Bảo mật dữ liệu, an toàn tuyệt đối cho người dùng
- Hỗ trợ 24/7 mọi thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, xử lý khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm
Video hướng dẫn tạo lập và phát hành hóa đơn điện tử trên phần mềm EASYINVOICE
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn