Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Hạch Toán Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu
11 Tháng mười, 2022
20934 lượt xem

Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì kế toán hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu như thế nào? Cần những chứng từ gì để được khấu trừ thuế GTGT? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử Easyinvoice nhé.

hach-toan-thue-gtgt-hang-nhap-khau

1. Về Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Đối với các hàng hóa nhập khẩu thì thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu là số tiền thuế tính được dựa trên tổng giá trị của lô hàng nhập khẩu, đã bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Đối tượng chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu?

Đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là những mặt hàng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng được nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước với mục đích sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở trong nước hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa

Trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu?

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu cần phải có:

  • Gấy nộp tiền thuếi giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa;
  • Chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp không dùng tiền mặt.

Căn cứ để kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu là giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Vì vậy nếu trong kỳ khai thuế tháng/quý, doanh nghiệp chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu thì chưa được kê khai khấu trừ thuế.

>>>>>>>> Bài viết liên quan: Hoàn Thuế GTGT Đối Với Dự Án Đầu Tư

2. Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

cach-tinh-thue-gtgt-hang-nhap-khau

Giá tính thuế:

Trường hợp 1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác). 

Giá tính thuế = Giá CIF 

Trường hợp 2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm). 

Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có)

Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu:

Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
  • Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

Như vậy:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có) x % Thuế suất thuế GTGT

>>>>>>>>> Hướng dẫn: Kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT, thuế 0%

3. Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

cach-hach-toan-thue-gtgt-hang-nhap-khau

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

Kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu).

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,…

Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.

Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu, ghi:

  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112,…

Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
  • Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112.

>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Cân Đối Hóa Đơn Đầu Ra Và Đầu Vào

4. Cần những chứng từ gì để được khấu trừ thuế GTGT?

Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu (1 trong 2 giấy tờ sau)

  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
  • Biên lai nộp tiền thuế tại Cảng

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

  • Ủy nhiệm chi
  • Giấy báo nợ
  • Sổ phụ ngân hàng

Tờ khai hải quan nhập khẩu, hợp đồng …

Mời bạn đọc xem thêm các bài viết của Hóa đơn điện tử Easyinvoice

>>>>>>>>>> Hộ Kinh Doanh Có Mã Số Thuế Không

>>>>>>>>>> Mất Hóa Đơn Đầu Vào Phạt Bao Nhiêu?

Trên đây là nội dung chia sẻ của Easyinvoice về thuế GTGT hàng nhập khẩu và cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích.

==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!