Ngày 20/3/2025, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP liên quan đến hóa đơn và chứng từ. Văn bản này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2025, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý nhằm tối ưu hóa việc quản lý hóa đơn điện tử, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây hóa đơn điện tử EasyInvocie sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ để chuẩn bị cho sự thay đổi này.
Nội dung bài viết
- 1. Thời điểm lập hóa đơn được điều chỉnh linh hoạt hơn
- 2. Bổ sung đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử
- 3. Sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
- 4. Bổ sung giải thích nhiều thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ
- 5. Cấm làm giả hóa đơn, không chuyển dữ liệu về cơ quan thuế theo quy định
- 6. Bãi bỏ hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ từ 01/6/2025
- 7. Doanh nghiệp cần làm gì để chuẩn bị trước ngày 1/6/2025?
- 8. Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sẵn sàng đáp ứng nghị định 70/2025/NĐ-CP
1. Thời điểm lập hóa đơn được điều chỉnh linh hoạt hơn
Một trong những thay đổi nổi bật của Nghị định 70/2025/NĐ-CP là việc cập nhật quy định về thời điểm lập hóa đơn. Cụ thể:
- Đối với bán hàng hóa, hóa đơn phải được lập ngay khi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa được chuyển giao cho người mua, bất kể tiền đã được thanh toán hay chưa.
- Với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), doanh nghiệp có thể tự quyết định thời điểm lập hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn thương mại, nhưng không được trễ quá ngày làm việc tiếp theo sau khi hàng hóa thông quan theo quy định hải quan.
Ngoài ra, văn bản còn bổ sung các quy định cụ thể cho những ngành nghề đặc thù như bảo hiểm, xổ số, casino, và trò chơi điện tử có thưởng, giúp đảm bảo tính minh bạch và phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh.
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP bổ sung điểm p, q, r Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, casino và trò chơi điện tử có thưởng.
- Đối với hoạt động kinh doanh vé xổ số truyền thống, xổ số biết kết quả ngay (vé xổ số) theo hình thức bán vé số in sẵn đủ mệnh giá cho khách hàng: Sau khi thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết và chậm nhất là trước khi mở thưởng của kỳ tiếp theo, doanh nghiệp kinh doanh xổ số lập 1 hóa đơn giá trị gia tăng điện tử có mã của cơ quan thuế cho từng đại lý là tổ chức, cá nhân cho vé xổ số được bán trong kỳ gửi cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn.
- Đối với hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng: Thời điểm lập hóa đơn điện tử chậm nhất là 1 ngày kể từ thời điểm kết thúc ngày xác định doanh thu, đồng thời doanh nghiệp kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng chuyển dữ liệu ghi nhận số tiền thu được (do đổi đồng tiền quy ước cho người chơi tại quầy, tại bàn chơi và số tiền thu tại máy trò chơi điện tử có thưởng) trừ đi số tiền đổi trả cho người chơi (do người chơi trúng thưởng hoặc người chơi không sử dụng hết) theo Mẫu 01/TH-DT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế cùng thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử. Ngày xác định doanh thu là khoảng thời gian từ 0 giờ 00 phút đến 23 giờ 59 phút cùng ngày.
2. Bổ sung đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử
Một điểm sáng mới là việc mở rộng đối tượng áp dụng cho nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Những đơn vị này nếu kinh doanh thương mại điện tử hoặc dịch vụ số tại Việt Nam có thể tự nguyện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể là hóa đơn GTGT, theo quy định.
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP bổ sung về đối tượng áp dụng tại điểm e vào khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như sau:
e) Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.
Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm hóa đơn điên tử EasyInvoice giúp bạn quản lý hóa đơn an toàn, đúng quy định và tránh rủi ro xử phạt.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Hộ kinh doanh và doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, với yêu cầu kết nối dữ liệu trực tiếp đến cơ quan thuế. Đây là bước tiến trong việc minh bạch hóa giao dịch và giảm thiểu gian lận thuế.
Cụ thể, nghị định số 70/2025/NĐ-CP bổ sung như sau:
Điều 11. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
1.Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2.Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
3.Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hóa đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hóa đơn điện tử.
4. Bổ sung giải thích nhiều thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ
Khoản 2, Điều 1, Nghị định 70 bổ sung và giải thích một số thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ, bao gồm:
- Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Máy tính tiền.
- Chứng từ điện tử.
- Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử.
- Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
5. Cấm làm giả hóa đơn, không chuyển dữ liệu về cơ quan thuế theo quy định
Khoản 4, Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 5, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các hành vi bị cấm áp dụng cho các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ.
Cụ thể, các hành vi bị cấm bao gồm:
- Làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Cụ thể quy định tại Nghị định như sau:
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan đến hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
6. Bãi bỏ hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ từ 01/6/2025
Khoản 4 Điều 2 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định sẽ bãi bỏ những Điều này của Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
- Khoản 10 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về hủy hóa đơn, chứng từ
- Điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ và dịch vụ ăn uống
- Khoản 2 Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về định dạng chứng từ khấu trừ thuế
- Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai
- Khoản 2 Điều 50 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: uy định về dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử
- Điều 51 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
- Khoản 3 khoản 4 Điều 52 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
- Khoản 5 Điều 53 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về đảm bảo xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử
7. Doanh nghiệp cần làm gì để chuẩn bị trước ngày 1/6/2025?
Với hiệu lực chính thức từ ngày 1/6/2025, Nghị định 70/2025/NĐ-CP đặt ra yêu cầu cấp bách cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh quy trình quản lý hóa đơn điện tử để phù hợp với các quy định mới. Đây không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp luật mà còn là cơ hội để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những bước cụ thể mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay từ bây giờ:
Rà soát và nâng cấp hệ thống hóa đơn hiện tại: Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng phần mềm hóa đơn điện tử đang sử dụng để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đặc biệt, cần chú ý đến khả năng:
- Kết nối dữ liệu trực tiếp với cơ quan thuế (đối với hóa đơn từ máy tính tiền).
- Ghi nhận thông tin chi tiết như hành trình vận tải, mặt hàng ăn uống, hoặc dữ liệu doanh thu trừ thưởng (đối với casino, trò chơi điện tử). Nếu hệ thống chưa đáp ứng, hãy lên kế hoạch nâng cấp hoặc chuyển đổi sang phần mềm mới trước thời hạn.
Đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên sâu: Thay đổi trong Nghị định 70 không chỉ dừng ở phần mềm mà còn ảnh hưởng đến quy trình làm việc. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo cho:
- Bộ phận kế toán: Hiểu rõ thời điểm lập hóa đơn mới (ví dụ: ngay khi chuyển giao hàng hóa hoặc chậm nhất 1 ngày sau thông quan xuất khẩu).
- Nhân viên kinh doanh: Nắm bắt quy định về hóa đơn cho ngành đặc thù như bảo hiểm, vận tải, hoặc dịch vụ ăn uống.
- Quản lý: Theo dõi việc chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế để tránh vi phạm quy định cấm. Đào tạo nên kết hợp lý thuyết và thực hành để đảm bảo nhân sự sẵn sàng khi nghị định có hiệu lực.
Liên hệ và phối hợp với nhà cung cấp phần mềm: Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử từ bên thứ ba, hãy chủ động liên hệ để xác nhận:
- Nhà cung cấp đã cập nhật phần mềm theo các yêu cầu mới của Nghị định 70/2025/NĐ-CP chưa (ví dụ: tích hợp biên lai thuế, phí vào hóa đơn).
- Có hỗ trợ kỹ thuật kịp thời khi triển khai hay không.
Hãy yêu cầu bản thử nghiệm hoặc báo cáo chi tiết về tính năng mới để kiểm tra trước khi áp dụng thực tế, tránh gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Xây dựng quy trình nội bộ phù hợp: Doanh nghiệp cần điều chỉnh quy trình lập, lưu trữ và chuyển giao hóa đơn:
- Thiết lập lịch nhắc nhở tự động cho các thời điểm lập hóa đơn theo ngành nghề (ví dụ: casino lập hóa đơn trong vòng 1 ngày sau doanh thu).
- Phân công rõ trách nhiệm giữa các bộ phận để đảm bảo dữ liệu hóa đơn được chuyển đến cơ quan thuế đúng hạn, tránh bị liệt vào hành vi vi phạm.
- Lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng định dạng và thời gian quy định để phục vụ kiểm tra sau này.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa quản lý hóa đơn điện tử. Với những điều chỉnh linh hoạt và sát thực tế, văn bản này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Hãy bắt đầu chuẩn bị ngay từ hôm nay để sẵn sàng đón nhận những thay đổi từ ngày 1/6/2025!
8. Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sẵn sàng đáp ứng nghị định 70/2025/NĐ-CP
EasyInvoice không chỉ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về việc phát hành hóa đơn điện tử mà còn sở hữu nhiều tính năng ưu việt:
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ về hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 70/2025/NĐ-CP mới nhất
- Đáp ứng linh hoạt mọi tình huống phát hành hóa đơn như hóa đơn giấy, hỗ trợ đắc lực quản lý doanh thu, hạch toán điện tử, báo cáo, kê khai thuế
- Kết nối dữ liệu với cơ quan Thuế: Dữ liệu hóa đơn điện tử được truyền nhận kết nối trực tiếp với Cơ quan Thuế
- Tích hợp linh hoạt: Tích hợp phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng và các phần mềm quản lý có sẵn khác, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc
- Báo cáo thống kê chi tiết: Báo cáo thống kê chi tiết, đa dạng các loại báo cáo gồm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, quản lý hóa đơn đầu vào, tổng hợp bán hàng,..
- Giao diện thiết kế thân thiện với người dùng: Giao diện phần mềm được thiết kế tối giản, dễ nhìn, các tính năng được sắp xếp khoa học ,thuận tiện cho người dùng dễ dàng thao tác.
- Triển khai và hỗ trợ nhanh chóng: EasyInvoice đảm bảo quá trình triển khai và hỗ trợ nhanh chóng 24/7, mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp.
Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Những điểm mới tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0869 425 631 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Khám phá ngay bảng giá phần mềm hóa đơn điện tử Easyinvoice cùng ưu đãi hấp dẫn, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình quản lý hóa đơn một cách dễ dàng và hiệu quả!
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Tự động đồng bộ đơn hàng thành hóa đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
- Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
- Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
- Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử
Điện thoại: 0869 425 631
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: hoadondientues@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn