Chứng thư số là gì? Sự khác biệt giữa chứng thư số và chữ ký số

Chứng thư số là gì? Sự khác biệt giữa chứng thư số và chữ ký số

Bởi EasyInvoice.vn - 09/10/2019 70567 lượt xem
Đánh giá bài viết

Chứng thư số là một trong những công cụ điện tử quan trọng trong lĩnh vực kế toán thuế. Có thể rất nhiều bạn chưa hiểu chứng thư số là gì, chứng thư số để làm gì và mối liên hệ của nó với chữ ký số.

Trong bài viết này, EasyInvoice sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc trên.

1. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng thông tin đi kèm dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, video,… nhằm mục đích xác định người ký của dữ liệu đó và xác nhận sự chấp thuận của người ký với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chữ ký số có vai trò tương đương với chữ ký tay của cá nhân hoặc như con dấu của một tổ chức, doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Chữ ký số được dùng để xác nhận lời cam kết của tổ chức, cá nhân đó trong văn bản mình đã ký trong môi trường internet. Chính vì thế, người ký chữ ký số sẽ có trách nhiệm hoàn toàn cho văn bản đã ký.

Chữ ký số được hoạt động theo nguyên tắc đưa chuỗi thông tin đã được mã hóa vào một phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu. Phần mềm này sẽ được lưu trữ trong một thiết bị vật lý được gọi là USB token. Nhà cung cấp sẽ cung cấp cho khách hàng đăng ký dịch vụ chứng thư số một số series gồm 8 đến 10 ký tự gắn duy nhất với một khách hàng. Đồng thời tạo ra chữ ký số theo thông tin khách hàng cung cấp vào trong USB token. Để thực hiện thao tác ký số, người dùng cần kết nối USB token này với máy tính.

2. Chứng thư số là gì?

a) Khái niệm

Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Theo Wiki)

Chứng thư số có thể coi như giấy chứng minh nhân nhân (CMND) được sử dụng trong thế giới điện tử và mạng internet.

Cụ thể, theo Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số được định nghĩa chi tiết như sau:

“Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho từ khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng”.

Bên cạnh đó, tại Khoản 7 của Nghị định này cũng đã giải thích rõ ràng các khái niệm cơ bản liên quan đến chứng thư số như sau:

  • Khái niệm “Chứng thư số có hiệu lực” là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi;
  • Khái niệm “Chứng thư số công cộng” là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp;
  • Khái niệm “Chứng thư số nước ngoài” được định nghĩa là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài;

chứng thư số là gì

b) Công dụng của chứng thư số

Loại chứng thư này được dùng như một công cụ điện tử giúp nhận diện cá nhân, máy chủ hoặc một số đối tượng khác. Nó gắn định danh đối tượng đó với một “khóa công khai” được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền.

c) Mối liên hệ với chữ ký số

Như đã đề cập ở trên, chứng thư số chứa khóa công khai (public key), trong khi đó chữ ký số chứa khóa bí mật (private key).

Chứng thư số và chữ ký số kết hợp lại sẽ tạo thành một cặp khóa. Bạn có thể sử dụng cặp khóa này để ký số.

Khóa bí mật của chữ ký số được lưu trữ trong 1 USB (gọi là Token USB hoặc SmartCard) giúp các khóa này tránh bị sao chép hoặc bị tấn công bởi virus khiến hỏng hóc và mất dữ liệu).

Chứng thư số chứa public key và các thông tin người dùng theo chuẩn X.509.

3. Chứng thư số chứa những nội dung gì?

Trong chứng minh thư của bạn luôn có những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú… đúng không?

Chứng thư số cũng vậy, tuy nhiên dữ liệu trên chứng thư số không phải những thông tin như trên mà bao gồm các nội dung dữ liệu sau đây:

1. Tên thuê bao;

2. Số hiệu của chứng thư số (Serial);

3. Thời hạn hiệu lực của chứng thư số;

4. Tên tổ chức chứng thực chữ ký số (EASYCA, VNPT-CA, CA2, BKAV-CA, VIETTEL-CA…);

>>> Xem ngay danh sách các tổ chức đã được cấp giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số

Và Softdreams là tổ chức chứng thực chữ ký số thứ 15 vừa được cấp phép bởi Bộ Thông tin & Truyền thông

Theo đó tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng EASYCA lưu khóa bí mật của thuê bao trong USB Token đáp ứng tiêu chuẩn FIPS PUB 140 – 2 tối thiểu mức 2

5. Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số

6. Thư hạn chế mục đích và phạm vi sử dụng của chứng thư số

7. Những hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

8. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông

Tất cả những thông tin này sẽ được sử dụng để kê khai thuế qua mạng, khai báo hải quan, dịch vụ công, phát hành hóa đơn điện tử,… và thực hiện các giao dịch trực tuyến khác.

Đến đây có lẽ các bạn cũng hiểu kha khá về chứng thư số rồi. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chứng thư số và chữ ký số là gì? Hãy tham khảo phần cuối nhé

4. Mối quan hệ giữa Chứng thư số và Chữ ký số

Chữ ký số và chứng thư số là 2 công cụ điện tử có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa chứng thư số và chữ ký số là mối quan hệ hỗ trợ nhau. Cụ thể:

  • Sau khi cung cấp chứng thư số, nhà cung cấp sẽ tạo ra chữ ký số cho doanh nghiệp. Chữ ký số sẽ được tạo ra ngay trong khoảng thời gian chứng thư số còn hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó để được coi là an toàn.
  • Chứng thư số sẽ được dùng để giúp đối tác của người sử dụng xác định chữ ký, chứng minh của mình đúng.

Như vậy, để cho bạn dễ hiểu thì chữ ký số là khóa bí mật, chứng thư số là khóa công khai. Và chỉ khi kết hợp 2 khóa này lại, chữ ký số Token mới là chữ ký số hợp lệ được chấp nhận.

Đặc biệt, chữ ký số chỉ được coi là chữ ký điện tử đảm bảo an toàn nếu nó được tạo lập trong khoảng thời gian hiệu lực của chứng thư số. Đồng thời, chữ ký số có thể kiểm tra được bằng khóa công khai chứa trong chứng thư số.

Hóa đơn điện tử EasyInvoice – Giải pháp số hóa giấy tờ số 1 hiện nay

Quý doanh nghiệp nhanh tay đăng ký để trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice:

  • Tiết kiệm 90% thời gian – chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn doanh nghiệp;
  • Bảo mật dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn;
  • Gửi nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, thu nợ – quyết toán đơn giản, nhanh gọn;
  • Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử;

———————

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Website: easyinvoice.vn

Facebook: Hóa đơn điện tử – EasyInvoice

Tags:

Sử dụng ngay
Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Tư vấn hóa đơn điện tử

0981 772 388

Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH

1900 3369 1900 56 56 53 1900 57 57 54 (Nhánh 2)
1900 3369