Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Bán Hàng - Mới 2023

Chức năng và nhiệm vụ kế toán bán hàng

Bởi EasyInvoice.vn - 19/08/2022 9650 lượt xem
Đánh giá bài viết

Kế toán bán hàng là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chức năng và nhiệm vụ của kế toán bán hàng là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử Easyinvoice nhé.

chuc-nang-va-nhiem-vu-cua-ke-toan-ban-hang

1. Kế toán bán hàng là gì?

Bán hàng là quá trình chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền. Thay vì thuyết phục ai đó mua thứ gì đó, việc bán hàng tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách khách quan. 

Kế toán bán hàng là việc quản lý, ghi chép lại tất cả các công việc liên quan đến bán hàng, hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, thuế GTGT… Công việc của một kế toán bán hàng đòi hỏi những kỹ năng cần thiết về chuyên môn của một nhân viên kế toán (kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh).

Kế toán bán hàng giúp cho các nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, chi tiết về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, đây chính là căn cứ để các nhà lãnh đạo có những quyết định đúng đắn về kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp nói riêng và định hướng phát triển doanh nghiệp nói chung.

>>>>>> Bài viết liên quan: Kế Toán Thanh Toán Là Gì?

2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán bán hàng

2.1. Chức năng của kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng gần như cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp nào có hoạt động bán hàng và dịch vụ. Chức năng của kế toán bán hàng bao gồm:

  • Kiểm tra, kiểm soát bán hàng theo từng bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, hợp đồng mua bán hàng.
  • Theo dõi và tổng hợp các hóa đơn bán hàng
  • Liên kết với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán kho
  • Theo dõi các khoản phải thu tiền, và tình trạng công nợ của khách hàng.
  • Liên kết với kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng.
  • Cập nhật các hóa đơn bán hàng trong công ty, gồm hóa đơn hàng hóa và dịch vụ
  • Lập chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh (nhiệm vụ của kế toán bán hàng)
  • Theo dõi chi tiết và tổng hợp trong mua bán hàng
  • Tính thuế giá trị gia tăng của hàng bán ra
  • Theo dõi thu chi và tình trạng công nợ của khách hàng

Với sự hỗ trợ từ kế toán thực tế, doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự thất thoát hàng hóa, phát hiện được những hàng hóa luân chuyển chậm, có biện pháp xử lý thích hợp, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn. 

Các số liệu mà kế toán bán hàng cung cấp giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về tình hình bán hàng, từ đó tìm những thiếu sót trong quá trình mua, bán, dự trữ hàng hóa để đưa ra những phương án, điều chỉnh nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. 

>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Mục đích của báo cáo tài chính tổng hợp

2.2. Nhiệm vụ chính của kế toán bán hàng

nhiem-vu-cua-ke-toan-ban-hang

Kế toán bán hàng là người trực tiếp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình bán hàng của doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: 

Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp:

Đây là nhiệm vụ hàng đầu của kế toán bán hàng bởi lẽ kế hoạch bán hàng đã được xây dựng dựa trên cơ sở đảm bảo để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nếu kế hoạch bán hàng không được thực hiện đúng, đủ thì sẽ không thể nào đáp ứng được vai trò của nó. 

Việc giám sát kế hoạch bán hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận khác được diễn theo đúng kế hoạch ban đầu, đúng tiến độ và mục tiêu đề ra, từ đó mới đảm bảo được doanh thu của doanh nghiệp. 

Cùng với việc giám sát kế hoạch bán hàng thì kế toán bán hàng cũng giám sát  kế hoạch lợi nhuận, bởi lẽ hoạt động bán hàng và lợi nhuận luôn đi cùng với nhau.

Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hóa bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn giá trị vốn hàng đã bán, chi phí bán hàng và các chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng của doanh nghiệp.

Phân phối lợi nhuận từ doanh thu bán hàng:

Lợi nhuận của doanh nghiệp thu được sẽ được dùng cho các nhiệm vụ khác nhau, và kế toán bán hàng sẽ là người thực hiện nhiệm vụ phân phối đó cho các nhiệm vụ đã được xác định từ trước, ví dụ như nghĩa vụ nộp thuế, thì lợi nhuận sẽ được phân phối để thực hiện nhiệm vụ này.

Tập hợp các khoản chi phí bán hàng thực tế đã phát sinh trong kỳ:

Chi phí bán hàng chắc chắn phát sinh trong quá trình bán hàng, ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân công,…. Kế toán bán hàng phải thực hiện thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời  những khoản chi phí đã phát sinh này. 

Bên cạnh đó là nhiệm vụ kết chuyển, phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, hoạt động này được sử dụng làm căn cứ để xác định kết quả bán hàng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý tiền hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của kế toán bán hàng. 

Các kế toán sẽ kiểm tra, giám sát tiền hàng mà các bộ phận bán hàng thu. Việc quản lý tiền hàng này nhằm giám sát, đánh giá khả năng bán hàng của các bộ phận doanh nghiệp. 

Đối với những khác hàng có nợ với doanh nghiệp, thì kế toán bán hàng sẽ theo dõi các thông tin liên quan đến khách hàng đó như việc khác hàng đã mua sản phẩm (lô sản phẩm) nào, số tiền khách hàng nợ là bao nhiêu, thời hạn doanh nghiệp cho khách hàng nợ, tình hình trả nợ của khách hàng,…

Xác định chính xác giá mua thực tế đã bỏ ra để sản xuất (hoặc mua) của lượng hàng hóa đã được tiêu thụ. Điều này giúp doanh nghiệp luôn liên tục hoạt động thì quá trình bán hàng, sản xuất luôn diễn ra theo một vòng tuần hoàn.

Kiểm tra tình hình thu hồi, đôn đốc việc thu hồi sản phẩm kịp thời trong trường hợp hàng hóa bán ra có lỗi, doanh nghiệp cần thu hồi lại sản phẩm đã bán.

Lập báo cáo bán hàng theo quy định

Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho lãnh đạo điều hành hoạt động kinh doanh thương mại.

>>>>>>>> Thời điểm ghi nhận doanh thu. Xem ngay tại đây.

cong-viec-cua-ke-toan-ban-hang

3. Công việc của kế toán bán hàng

Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp với kế toán bán hàng mà phải thực hiện những công việc cụ thể khác nhau.

Công việc cụ thể:

  • Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán bán hàng phát sinh trong doanh nghiệp từ số lượng, giá trị của hàng hóa nhập vào và xuất ra, chiết khấu thương mại…
  • Quản lý sổ sách và chứng từ liên quan đến bán hàng trong doanh nghiệp
  • Tư vấn và chăm sóc khách hàng
  • Làm hợp đồng mua bán hàng với đối tác và khách hàng, đốc thúc công nợ
  • Lên danh sách cập nhật giá cả và sản phẩm mời tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp công tác
  • Quản lý thông tin của khách hàng, nhà cung cấp
  • Quản lý tất cả sổ sách, chứng từ liên quan tới mua bán hàng ở doanh nghiệp

Công việc hàng ngày:

  • Nhập số liệu mua hàng và bán hàng vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp
  • Tổng hợp tất cả số liệu nhập vào và bán được trong ngày làm báo cáo cho trưởng phòng kế tán
  • Hỗ trợ các công việc của kế toán tổng hợp trong công ty
  • Kiểm tra đối chiếu thường xuyên số liệu chứng từ trên sổ sách kế toán bán hàng với phần mềm đã nhập tránh xảy ra sai sót 
  • Làm các công việc khác khi được yêu cầu từ cấp trên
  • Ghi chi tiết hóa đơn bán hàng, tính tổng giá trị hàng đã bán, hóa đơn giá trị gia tăng nếu có
  • Đối chiếu với thủ kho về hóa đơn, số lượng hàng bán ra, số lượng hàng tồn trong kho và các khoản thu chi khác trong ngày

>>>>>>>> Xem thêm: Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200

4. Yêu cầu đối với kế toán bán hàng

Có tinh thần trách nhiệm với công việc, cẩn thận, nhiệt tình

Hiểu biết về các hóa đơn, chứng từ kế toán

Kỹ năng về tin học văn phòng tốt, đặc biệt là thao tác với bảng tính Excel

Khả năng giao tiếp, thuyết phục và chăm sóc khách hàng

Biết tổng hợp và phân tích báo cáo. Thực hiện các nhiệm vụ chính xác và đúng quy định.

Kế toán bán hàng cũng là một kế toán thực tế giữ một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của kế toán bán hàng sẽ giúp cho cá nhân kế toán hay các nhà quản trị sẽ có hướng và chiến lược làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Phần Mềm Hóa Đơn Điện Tử

EASYINVOICE – TOP 1 PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾT NỐI THÀNH CÔNG VỚI TỔNG CỤC THUẾ

Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number

Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBoooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice

Product In-Stock: InStock

Editor's Rating:
5
Tags:

Sử dụng ngay
Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Tư vấn hóa đơn điện tử

0981 772 388

Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH

1900 3369 1900 56 56 53 1900 57 57 54 (Nhánh 2)
1900 3369