Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Chi phí tài chính là gì?
11 Tháng tám, 2022
18734 lượt xem

Chi phí tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây EasyInvoice sẽ giải đáp chi phí tài chính là gì và giải đáp các vấn đề quan trọng liên quan đến chi phí tài chính.

chi-phi-tai-chinh-la-gi

1. Chi phí tài chính là gì?

Chi phí tài chính (Financial Charges) là các loại chi phí hoặc khoản lỗ phát sinh từ các hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp. Ví dụ như:

  • Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
  • Chi phí đối với khoản đi vay vốn.
  • Chi phí góp vốn trong liên doanh sản xuất hoặc kinh doanh.
  • Chi phí cho việc góp vốn liên kết doanh nghiệp hoặc liên kết hoạt động.
  • Chi phí lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn hoặc khoản lỗ tỷ giá chênh lệch trong quá trình bán ngoại tệ.
  • Chi phí cho hoạt động giao dịch chứng khoán.
  • Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
  • Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
  • Lỗ tỷ giá hối đoái.
  • Chi phí đối với khoản cho vay…

Trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp thì chi phí tài chính được gọi là tài khoản 635, nhằm phản ánh những khoản chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán. Kế toán có nhiệm vụ hạch toán tài khoản 635 để đưa ra kết luận lãi hoặc lỗ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Việc hạch toán chi phí tài chính không chỉ là ghi chép lại những khoản chi phí phát sinh tại công ty. Quan trọng là thông qua đó kế toán có thể đưa ra được báo cáo về doanh thu lãi hoặc lỗ thực tế của doanh nghiệp.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

2. Chi phí tài chính gồm những gì?

chi-phi-tai-chinh-gom-nhung-gi

Chi phí tài chính sẽ được chia thành chi phí bên nợ và bên có.

Chi phí tài chính bên nợ bao gồm:

  • Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, tiền lãi thuê tài sản thuê tài chính.
  • Các khoản lỗ bán ngoại tệ.
  • Chiết khấu thanh toán cho người mua.
  • Chi phí từ các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
  • Chi phí từ khoản lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
  • Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
  • Chi phí từ số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
  • Các khoản chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính khác.

Chi phí tài chính bên có bao gồm:

  • Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
  • Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Các chi phí không được tính vào chi phí tài chính bao gồm:

  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
  • Chi phí kinh doanh bất động sản.
  • Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác.

>>>>>> Tìm hiểu ngay: Các loại báo cáo thuế phải nộp năm 2022

>>>>>> Bài viết liên quan: Lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu

3. Ý nghĩa của chi phí tài chính

y-nghia-cua-chi-phi-tai-chinh

Chi phí tài chính sẽ phản ánh một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào mức chi phí tài chính tăng hoặc giảm có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty, rà soát kế toán một cách chặt chẽ, tránh thường hợp thất thoát tiền,  biển thủ, tham nhũng…

Nếu chi phí tài chính của một doanh nghiệp tăng thì có thể bao gồm hai trường hợp:

  • Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp đang mở rộng hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
  • Trường hợp hai: Trong một số trường hợp chi phí tăng còn là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng kiểm soát các khoản chi phí, thậm chí là lỗ nặng. 

Tương tự như vậy, việc chi phí tài chính giảm cũng bao gồm hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Công ty đang gặp nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh doanh, không thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính
  • Trường hợp 2: Đây còn có thể là kết quả của việc doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu, giảm chi phí kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận.

Do vậy, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp để đưa ra đánh giá và dự báo tài chính chính xác nhất, từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển hợp lý cho doanh nghiệp.

>>>>>>> Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa

4. Cách tính chi phí tài chính của doanh nghiệp phổ biến

Với các khoản chi phí liên quan đến mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ hoặc cho vay vốn thì kế toán ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 141,…

Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ, thì kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)

Có các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ).

Khi nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị hợp lý tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn góp, thì kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,…(giá trị hợp lý tài sản được chia)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ)

Có các TK 221, 222.

>>>>>>>> Khẩu trừ thuế tại nguồn và những điều cần biết. Xem tại đây.

Như vậy, dựa vào chi phí tài chính sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, rà soát, đánh giá lại hoạt động tài chính. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 531900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Tư vấn ngay!