Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80
13 Tháng tư, 2023
43424 lượt xem

Mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT năm 2023 có nhiều thay đổi khi chính thức áp dụng theo quy định mới của Thông tư 80/2021/TT-BTC. Bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn kế toán cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80.

cach-lap-to-khai-thue-gtgt-mau-01-gtgt-theo-thong-tu-80

1.  Thuế GTGT là gì?

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016), thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.

>>>>> Tìm hiểu ngay Khi Nào Cá Nhân Phải Tự Quyết Toán Thuế TNCN

2. Những điểm mới của tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC

Như các bạn đã biết mẫu tờ khai GTGT áp dụng cho những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là mẫu số 01/GTGT. Ngoài ra, tờ khai thuế GTGT gửi đến cơ quan thuế chỉ được coi là hợp pháp khi tờ khai được kê khai theo đúng mẫu quy định, các chỉ tiêu trong tờ khai được ghi đúng và đầy đủ theo các quy định của Luật thuế và được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu hoặc ký điện tử vào cuối tờ khai. 

Cơ bản cách thực hiện các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT hầu như các bạn làm kế toán đều đã quen.Tuy nhiên kể từ kỳ thuế năm 2022, đối với các biểu mẫu tờ khai đã có sự thay đổi nhiều, đặc biệt trong mẫu tờ khai này theo Thông tư 80/2021/TT-BTC so với mẫu tờ khai cũ được ban hành theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC, các điểm cơ bản thay đổi mà các bạn cần biết như sau:

– Bổ sung các chỉ tiêu:

+  Chỉ tiêu [01a] để phù hợp quy định khai riêng đối với một số hoạt động theo quy định tại khoản 2, Điều 7, và điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

+  Chỉ tiêu [23a], [24a] để có thông tin về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu và đối chiếu với dữ liệu của cơ quan hải quan, giúp cho cơ quan thuế kiểm soát được việc kê khai của người nộp thuế vào khâu nội địa đầy đủ, chính xác, kịp thời.

+ Chỉ tiêu [39a] để khai riêng thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp, thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động… đảm bảo theo dõi, đối chiếu được số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác và kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của người nộp thuế.

–  Bỏ chỉ tiêu [39] “Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh” để phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, khắc phục tình trạng chuyển số thuế đã nộp thành số thuế còn được khấu trừ nhưng không có cơ chế hoàn trả cho người nộp thuế như quy định trước đây.

>>>>> Có thể bạn quan tâm Nộp Lại Quyết Toán Thuế TNCN có Bị Phạt Không?

3. Cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tháng/quý trên phần mềm HTKK mới nhất theo Thông tư 80/2021/TT-BTC

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều đang sử dụng hình thức báo cáo thuế GTGT theo tháng. Dưới đấy là cách kê khai thuế GTGT theo tháng trên phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK).

Lưu ý nên cập nhật phiên bản phần mềm HTKK mới nhất, sau đó làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK

  • NNT đăng nhập hệ thống HTKK bằng mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Chọn mục thuế giá trị gia tăng rồi chọn “mẫu tờ khai thuế GTGT (01/GTGT)

Thay vì tốn thời gian như hóa đơn GTGT giấy, hay sử dụng hoá đơn đỏ, hóa đơn điện tử cho phép lập hóa đơn điện tử và xuất hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi qua mobile, website, desktop. 

Hóa đơn điện tử này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phần mềm hóa đơn điện tử khác:

  • Khởi tạo, phát hành và tra cứu hóa đơn điện tử mọi lúc, mọi nơi qua mobile, website, desktop.
  • Kết nối hơn 60 phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị phổ biến giúp tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu.
  • Theo dõi hạn nợ và thanh toán hóa đơn trực tuyến ngay trên mobile.
  • Đáp ứng đầy đủ mẫu hóa đơn theo nhu cầu quản trị của Doanh nghiệp và thông tin theo quy định của Cơ quan Thuế.

Bước 2: Kê khai thông tin quản lý thuế, danh mục ngành nghề, kỳ thuế GTGT

NNT khai báo thông tin cơ quan quản lý thuế, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Kỳ khai thuế theo tháng/năm
  • Danh mục ngành nghề
  • Phụ lục kê khai

Trong trường hợp DN chỉ hoạt động SXKD thường, không có hoạt động kinh doanh cần phân bổ thuế GTGT, NNT chỉ cần chọn cơ quan quản lý thuế cấp cục và CQT nộp cấp huyện/thành phó/cục tuỳ DN như thông tin ban đầu

Lưu ý, theo thông tư 80/2021/TT-BTC, NNT cần lựa chọn danh mục ngành nghề khi kê khai, một số ngành nghề sau được phân bổ thuế GTGT:

a) Kinh doanh xổ số điện toán;

b) Chuyển nhượng bất động sản

c) Xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

e) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh..

Với hoạt động kinh doanh thường thì không phải phân bổ thuế GTGT nếu không thuộc các trường hợp của Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Bước 3: Kê khai thuế trên “Tờ khai thuế GTGT”

Khi hệ thống HTKK hiển thị “TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Mẫu số 01/GTGT), NNT sẽ nhập các số liệu vào các chỉ tiêu sau:

  • Chỉ tiêu 21: Tích vào đây nên trong kỳ khai thuế không phát sinh hoá đơn đầu ra/vào
  • Chỉ tiêu 22: NNT lấy số GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang, cần tương ứng số thuế ghi trên tờ khai thuế GTGT kỳ trước tại chỉ tiêu 43.
  • Chỉ tiêu 23: Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã mua vào trong kỳ kê khai nhưng chưa có thuế GTGT.
  • Chỉ tiêu 24: Là tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào
  • Chỉ tiêu 25: Là tổng thuế thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ đã mua vào khấu trừ
  • Chỉ tiêu 26: Là tổng doanh thu của việc bán hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
  • Chỉ tiêu 27, 28, 34, 35, 36, 39, 40, 41, 42, 43: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.
  • Chỉ tiêu 29: Tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất là 0%
  • Chỉ tiêu 30, 31: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất là 5% và tiền thuế GTGT.
  • Chỉ tiêu 32, 33: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với thuế suất 10% và tiền thuế GTGT.
  • Chỉ tiêu 32a: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai và tiền nộp thuế GTGT.
  • Chỉ tiêu 37, 38: Chỉ tiêu 37 là điều chỉnh giảm và chỉ tiêu 38 là điều chỉnh tăng.

Sau khi hoàn thiện các chỉ tiêu, NNT cần kết xuất XML online để hoàn tất quy trình khai thuế GTGT cho doanh nghiệp.

>>>>> Tải mẫu tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80 Tại đây 

4. Cách nộp tờ khai thuế GTGT lên cơ quan thuế mới nhất 2023

Sau khi đã hoàn thiện tờ khai thuế GTGT và kết xuất lên hệ thống, NNT cần nộp báo cáo thuế GTGT lên cơ quan thuế, với cách nhanh nhất là nộp qua trang web thuedientu.gdt.gov.vn qua các bước sau:

– Bước 1: NNT đăng nhập vào trang website cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
– Bước 2: Tải tờ khai thuế XML lên hệ thống.
– Bước 3: Nhấn ký điện tử.
– Bước 4: Nhấn nút Nộp tờ khai
– Bước 5: Chọn“Tra cứu” để kiểm tra xem báo cáo này đã được gửi hay chưa.

cach-nop-to-khai-thue-gtgt-len-co-quan-thue-moi-nhat-2023

Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!