Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu
9 Tháng tám, 2022
14243 lượt xem

Hàng tháng và quý, các doanh nghiệp đều phải nộp đầy đủ các loại báo cáo thuế như báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN, báo cáo tài chính,… Vậy cần lưu ý những gì khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu? Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

luu-y-khi-lap-bctc-khong-phat-sinh-doanh-thu

1. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu vẫn phải nộp báo cáo tài chính

Theo khoản 1 Điều 3 Luật kế toán năm 2015:”Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Căn cứ vào khoản 4 điều 6 luật kế toán 2015: “Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này“.

Căn cứ vào khoản 4 điều 32 luật kế toán 2015: “Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.

Như vậy,báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Khôi Phục Mã Số Thuế Của Doanh Nghiệp

2. Lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu cần lưu ý những gì?

2.1. Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu phải được nộp đúng thời hạn

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Đối với các loại doanh nghiệp khác:

Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp quá mới, cụ thể là nếu đơn vị được thành lập từ 01/10 – 31/12 thì chủ doanh nghiệp không nhất thiết nên nộp báo cáo tài chính năm của năm đó. Doanh nghiệp có thể làm công văn xin gộp báo cáo tài chính năm tài chính đó vào năm sau.

>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Khẩu trừ thuế tại nguồn và những điều cần biết

2.2. Ghi nhận đầy đủ chi phí liên quan đến việc thành lập công ty

Doanh nghiệp mới thành lập chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu, chưa phát hành hóa đơn,… thì doanh nghiệp vẫn cần ghi lại chi tiết và đầy đủ các loại chi phí liên quan đến việc tạo lập doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng cần lưu ý trong lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Các loại chi phí cần lưu ý bao gồm:

  • Hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí nhà nước về đăng ký doanh nghiệp; 
  • Giá thành thuê văn phòng, phân xưởng;
  • Chi phí mua sắm cơ sở vật chất (bàn ghế, máy tính, văn phòng phẩm…);
  • Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty,…

Đây là quãng thời gian doanh nghiệp buộc phải đầu tư nhiều và chưa nảy sinh doanh thu. Các chi phí kể trên sẽ được bù trừ vào khoản lãi trong giai đoạn 5 năm hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm số thuế TNDN buộc phải nộp một cách chính đáng. 

3. Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu cần những gì?

ho-so-bao-cao-tai-chinh

Bộ hồ sơ báo cáo tài chính cơ bản sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Bộ báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Vậy với công ty mới thành lập chưa phát sinh doanh thu thì báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu sẽ gồm những giấy tờ cơ bản trên.

>>>>>>>>> Xem thêm: Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần

4. Không nộp báo cáo tài chính bị xử phạt thế nào?

Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê kể cả báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 12, Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định: 

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Do đó nếu doanh nghiệp dù không phát sinh doanh thu mà quên không nộp báo cáo tài chính thì có thể chịu mức phạt cao nhất lên tới 50 triệu đồng.

Trên đây là một vài chia sẻ của Hóa đơn điện tử Easyinvoice về việc những lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Hy vọng các chủ doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích để thực hiện báo cáo tài chính đủ và đúng cho doanh nghiệp mình. Không để lại những rủi ro về sau cho doanh nghiệp.

==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, đảm bảo việc nộp chứng từ đúng hạn
  • Tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, phần mềm kế toán Easybooks và chữ ký số EasyCA
  • Hỗ trợ báo cáo theo yêu cầu riêng của khách hàng
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ chứng từ
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT

Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!