Thuế doanh thu là loại thuế được áp dụng ở nước ta trước đây, trước khi được thay thế bởi thuế giá trị gia tăng với nhiều ưu điểm hơn.
Thuế doanh thu là loại thuế gián thu được đánh dựa trên cơ sở doanh thu của hoạt động kinh doanh công – thương nghiệp – dịch vụ với mỗi lần phát sinh doanh thu bán hàng.
Đối tượng nộp thuế doanh thu là các cá nhân, tổ chức kinh doanh mọi ngành nghề, thành phần kinh thế, cũng không có sự phân biệt hình thức kinh doanh, cơ sở kinh doanh tại nước ngoài hay việt Nam, có doanh thu phát sinh ở Việt Nam.
Những hoạt động không chịu thuế doanh thu:
+ Các sản xuất nông nghiệp thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thuế doanh thu không thu đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp bán ra chưa qua chế biến hay sơ chế như phân loại, bỏ vỏ, phơi sấy (trừ cao su);
+ Các sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
+ Hoạt động tín dụng của các tổ chức ngân hàng hay tín dụng công ty tài chính.
Tính thuế doanh thu chịu thuế và thuế suất
Doanh thu chịu thuế chính là toàn bộ tiền bán hàng, bán tài sản và hàng hóa, tiền gia công, cước phí vận chuyển, dịch vụ, hoa hồng sau khi bán hàng, trả hàng gia công, cung ứng dịch vụ chưa trừ một khoản chi phí nào và đã hạch toán vào kết quả hoạt động tiêu thụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa được.
Thuế doanh thu là thuế suất tỷ lệ được ấn định bằng tỷ lệ phần trăm quy định đối với từng đối tượng chịu thuế.
Hạn chế của thuế doanh thu
Theo Luật thuế doanh thu, doanh thu phát sinh chính là cơ sở để thực hiện việc thu nộp thuế, do vậy mà toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm trải qua mỗi chuyển dịch tư sản xuất tới lưu thông tới tiêu thụ đều sẽ bị đánh thuế.
Nếu càng nhiều khâu thì số thuế càng tăng thêm, dễ dẫn tới tình trạng thuế chồng thuế, thu thuế trùng lặp với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước.
Chính vì vậy mà Luật thuế giá trị gia tăng được đưa vào áp dụng từ năm 1999 với ưu điểm hơn từ thuế giá trị gia tăng.