Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ – Mới Nhất 2024
3 Tháng Một, 2024
8969 lượt xem

Đối với doanh nghiệp việc mỗi tháng kế toán cần kiểm kê hàng tồn kho định kỳ để nắm được số liệu thực tế và trên sổ sách có khớp nhau không? Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh, kiểm kê sát hơn và kế toán chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho. Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ. Mới nhất 2024 sau đây sẽ đưa ra những phương pháp thiết thực nhất cho doanh nghiệp thông qua bài viết này của Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice.

Phuong-Phap-Kiem-Ke-Dinh-Ky.-Moi-Nhat-2024.

1. Tổng quan về phương pháp kiểm kê định kỳ:

Hàng tồn kho được hiểu kaf những tài sản dự trữ kho để bán ra sau cùng hoặc được dùng làm nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ sản xuất, kinh doanh binhg thường bao gồm:

  • Nguyên/ vật liệu, công cụ, dụng cụ
  • Hàng hóa mua đang đi trên đường
  • Sản phẩm dở dnag
  • Thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán.
  • Hàng hóa được lưu giữ lại tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Kiểm kê định kỳ là hình thức kiểm tra, đánh giá, cho kết quả chính xác về giá trị sản phẩm, thống kê nguồn vốn hiện có sau đó đối chiếu với các số liệu được lưu trong kế toán. Khác với kê khái thường xuyên, hình thức kiểm tra này không được diễn ra liên tục, mà chỉ được phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ – cuối kỳ dựa trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ.

1.1. Khái niệm 

Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phương pháp hạch toán căn cư vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn khi cuối kì vật tư, hàng hóa trên số kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị hàng hpas, vật tư đã xuất.

Đây là phương pháp hạch toán tồn kho căn bản mà các kế toán kho cần nắm được.

1.2 Đặc điểm

Phương pháp kiểm kê định kì hàng tồn kho được thực hiện ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, công ty sẽ không biết mức tồn kho đơn vị cũng như giá vốn hàng bán cho đến khi quá trình kê khai hàng tồn kho hoàn tất.

Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có giá trị thấp, đa chủng loại, số lượng tương đối lớn và doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hóa, sản phẩm.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Lãi Thu Từ Góp Vốn Liên Doanh

2. Công thức tính và nguyên tắc trong việc kiểm kê định kỳ

Cong-thuc-tinh-va-nguyen-tac-trong-viec-kiem-ke-dinh-ky

Công thức tính giá trị hàng hóa được xuất trong kỳ:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Đầu kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành kết chuyển trị giá hàng hoá còn lại, chưa tiêu thụ:

  • Nợ TK611 (6112): Trị giá thực tế của hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ
  • Có TK156: Trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy đầu kỳ
  • Có TK157: Trị giá vốn hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý đầu kỳ
  • Có TK151: Trị giá hàng mua đang đi đường đầu kỳ
  • Có TK153 (1532): Trị giá bao bì đi kèm tính giá riêng tương ứng với số hàng hoá
    chưa tiêu thụ đầu kỳ

Trong kỳ, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình nhập, xuất, tăng, giảm hàng hoá, kế toán ghi các bút toán sau:

– Phản ánh giá thực tế của hàng hoá mua vào nhập kho trong kỳ:

+ Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

  • Nợ TK611 (6112): Giá mua của hàng hoá nhập kho (chưa kể thuế GTGT)
  • Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá
  • Có TK111, 112, 331, 311: Tổng giá thanh toán của hàng ho

+ Đối với các doanh nghiệp tính thế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT:

  • Nợ TK611 (6112): Giá mua của hàng hoá nhập kho (gồm cả thuế GTGT)
  • Có TK111, 112, 331, 311: Tổng giá thanh toán của hàng hoá

– Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trính mua hàng:

  • Nợ TK611 (6112): Chi phí thu mua hàng hoá
  • Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK111, 112, 311, 331, 334, 338…: Tổng chi phí thu mua thực tế phát sinh đơn vị đã thanh toán hoặc phải thanh toán

– Trường hợp mua hàng nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng sẽ ghi:

+ Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Nợ TK611 (6112): Giá mua của hàng đang đi đường (chưa có thuế GTGT)
  • Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có TK111, 112, 113, 311, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường

+ Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT:

  • Nợ TK611 (6112): Giá mua của hàng đang đi đường (gồm cả thuế GTGT)
  • Có TK111, 112, 113, 311, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường

Khi hàng về nhập kho, kế toán sẽ không phản ánh mà đợi đến cuối kỳ sau khi kiểm kê thực tế trị giá hàng mua đang đi đường mới tiến hành ghi sổ.

– Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hoá đơn, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ theo giá tạm tính:

  • Nợ TK611 (6112): Trị giá hàng hoá nhập kho theo giá tạm tính
  • Có TK331: Số tiền mua hàng theo giá tạm tính

Khi nhận được hoá đơn mua hàng, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế:

+ Nếu giá hoá đơn > giá tạm tính, ghi bút toán bổ sung:

  • Nợ TK611 (6112): Phần chênh lệch giữa giá tạm tính < giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho
  • Có TK331: Số nợ phải trả người bán tăng tương ứng

+ Nếu giá hoá đơn < giá tạm tính, ghi bút toán âm:

  • Nợ TK611 (6112): (Phần chênh lệch giữa giá tạm tính > giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho)
  • Có TK331: (Số nợ phải trả người bán giảm tương ứng)

Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ đồng thời ghi
nhận thuế GTGT đầu vào của hàng hoá:

  • Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ của số hàng hoá đã nhập kho
  • Có TK331: Số tiền mua hàng phải thanh toán tương ứng

– Trường hợp mua hàng khi nhập kho phát hiện thiếu hàng thì tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể để xử lý số hàng thiếu như sau:

+ Nếu xác định được ngay nguyên nhân thì sẽ xử lý ngay:

  • Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên (hao hụt trong định mức), ghi:Nợ TK611 (6112) “Hàng nhập kho”: Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK611 (6112) “Chi phí thu mua”: Trị giá hàng hoá hao hụt tự nhiên (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn)

Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)

  • Nếu hàng thiếu do nguyên nhân khách quan, ghi:

Nợ TK611 (6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu do nguyên nhân khách quan (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn)

Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)

  • Nếu hàng thiếu do bên bán gửi thiếu:

Nợ TK611 (6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng thực nhập

Nợ TK331: Trị giá hàng gửi thiếu được trừ vào nợ phải trả người bán (gồm cả thuế GTGT)

Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)

  • Nếu hàng thiếu do lỗi của cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp thì sẽ xử lý bắt bồi
    thường:

Nợ TK611 (6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng thực nhập

Nợ TK138 (1388), 111: Tổng số tiền hàng cá nhân phải bồi thường tương ứng với số hàng thiếu (gồm cả thuế GTGT)

Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)

+ Nếu hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý, căn cứ vào Phiếu nhập kho và Biên bản kiểm nhận, kế toán ghi:

Nợ TK611 (6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK138 (1381): Trị giá hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn)

Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)

>>>>>Tìm hiểu thêm: Cách Hạch Toán Doanh Thu Cho Thuê Nhà Xưởng Và Nhà Ở

3. Ưu điểm và nhược điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-ke-toan-hang-ton-kho-theo-phuong-phap-kiem-ke-dinh-ky

3.1. Ưu điểm

– Kiểm kê định kỳ hàng tồn kho giúp thủ kho và kế toán nắm rõ được tình trạng hàng hóa của mình. Từ đó đưa ra những phương án giải phóng kho hàng hay tích trữ thêm hàng một cách hợp lý và hiệu quả.

– Tiết kiệm thời gian, chi phí: Việc kiểm kê hàng hóa không phải theo dõi liên tục, kê khai thường xuyên nên việc kiểm kê sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

– Giảm khối lượng ghi chép trong hồ sơ: Vì mặt hàng hóa đa dạng nhiều chủng loại nên kê khai định kỳ cũng giảm bớt được khối lượng ghi chép, đơn giản và không cần phải kê khai, hạch toán liên tục.

3.2. Nhược điểm

– Khối lượng công việc cuối kỳ lớn: Việc hạch toán sẽ dồn toàn bộ vào cuối kỳ. Tất cả các thông tin được xử lý yêu cầu cho ra kết quả để tổng hợp tình hình tài chính. Do đó, khối lượng cần thực hiện cuối kỳ là rất lớn. Điều này có thể gây ra các căng thẳng và áp lực cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp.

– Không theo dõi hàng hóa liên tục: Tình hình biến động của các loại hàng hóa, vật tư, sản phẩm không cập nhật liên tục. Do đó mà ít có sự điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do gây ra trở ngại cho doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư có quy mô.

– Dễ sai sót trong việc ghi chép hàng tồn kho: Việc kiểm kê vào một thời điểm có thể gây ra rủi ro sai sót khi hạch toán. Sự thiếu chính xác này có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và cập nhật sai các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Tiền Chậm Nộp Thuế

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ. Mới Nhất 2024. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY 

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!