Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế

Bởi EasyInvoice.vn - 17/08/2021 4890 lượt xem

Mã số thuế là một trong những tiêu thức bắt buộc cần phải có đối với hóa đơn đầu vào để được công nhận là hợp lệ theo quy định của pháp luật. Vậy nếu hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế thì sẽ phải xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

xử lý hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế

1. Đối với hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế chưa kê khai thuế

Điều 18, Thông tư số 64/2013/TT-BTC quy định: Trường hợp hóa đơn ghi thiếu hoặc sai mã số thuế (MST) của đơn vị mua hàng (những chỉ tiêu khác đầy đủ theo quy định) đã được lập và giao cho người mua hàng nhưng chưa kê khai thuế thì phải hủy bỏ hóa đơn đó.

Sau khi hai bên lập biên bản thu hồi các liên của những hóa đơn đã lập sai thì cần được lưu giữ lại và doanh nghiệp sẽ thực hiện lập lại hóa đơn mới theo đúng quy định.

* Lưu ý: Nội dung biên bản thu hồi hóa đơn cần nêu rõ được nguyên nhân thu hồi hóa đơn.

>>>> Xem thêm: 

2. Đối với hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế nhưng đã kê khai thuế

Tại Khoản 3, Điều 18, Thông tư số 64/2013/TT-BTC quy định đối với trường hợp này như sau:

  • Nếu phát hiện sai sót sau khi hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót;
  • Hóa đơn điều chỉnh sai sót cần ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT,…, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số,…, ký hiệu,…
  • Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số bán, mua, thuế đầu ra – vào. Lưu ý: hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-);

* Lưu ý: Nếu hóa đơn đầu vào ghi thiếu hoặc sai một trong các tiêu thức như MST, tên, địa chỉ,… thì bên mua không đủ điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và cũng không được đưa vào chi phí do không đáp ứng được quy định tại khoản 1b, điều 6, thông tư số 123/2012/TT-BTC.

3. Quy định xử phạt đối với hóa đơn đầu vào không ghi MST

Khoản 1, điều 28, NĐ 51/2010/NĐ-CP quy định đối với trường hợp này như sau:

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này”.

Vì vậy, nếu không kê khai hóa đơn đầu vào không có mã số thuế thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trên đây là những hướng dẫn xử lý khi hóa đơn đầu vào không có mã số thuế mà doanh nghiệp cần biết.

Nếu được hỗ trợ thêm về phần mềm hóa đơn đầu vào EasyIN, anh chị vui lòng liên hệ cho EasyIN nhé.

Phần mềm xử lý hóa đơn điện tử EasyIN: Lưu trữ tự động – Quản lý tập trung trên 1 hệ thống – Tiết kiệm 80% thời gian xử lý cho kế toán

  • Hệ thống tự động phân tích và kiểm tra hoá đơn đầu vào đúng sai;
  • Tự động nhập liệu, upload nhanh chóng và chính xác cùng lúc nhiều hóa đơn;
  • Tự động đồng bộ với các phần mềm kế toán giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc;
  • Lưu trữ hóa đơn an toàn với công nghệ bảo mật nhiều lớp, dễ dàng quản lý, tra cứu hóa đơn đầu vào;
  • Hỗ trợ báo cáo tổng hợp hóa đơn đầu vào – đầu ra, kết xuất báo cáo danh sách hóa đơn đầu vào đơn giản;
  • Giao diện thân thiện, có Mobile App giúp tối ưu hoá trải nghiệm người dùng;

hóa đơn đầu vào easyin

Đặc biệt, đội ngũ chuyên môn của EasyIN cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Dùng thử phần mềm quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào EasyIN >>> TẠI ĐÂY <<<

———————

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Website: easyinvoice.vn

Facebook: Phần mềm hóa đơn điện tử – EasyInvoice

Đánh giá bài viết
Tags:

Sử dụng ngay
Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Tư vấn hóa đơn điện tử

0981 772 388

Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH

1900 3369 1900 56 56 53 1900 57 57 54 (Nhánh 2)
1900 3369