Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Hộ kinh doanh cá thể là gì? Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể?
31 Tháng mười hai, 2021
3870 lượt xem

Bên cạnh loại hình kinh doanh như doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam. Vậy hộ kinh doanh cá thể là gì? Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì? 

Căn cứ Nghị định 01/2021.NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể do cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ. Khi đăng ký kinh doanh theo mô hình kinh doanh hộ cá thể kinh doanh, doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể

2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể 

Hộ kinh doanh cá thể có thể do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ. Nếu do một cá nhân làm chủ, toàn quyền quyết định kinh doanh thuộc về cá nhân đó. Trường hợp doanh nghiệp do nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ, quyền quyết định trong các hoạt động kinh doanh thuộc các thành viên đó.  

Hộ kinh doanh cá thể thường có mô hình kinh doanh nhỏ, có một địa điểm kinh doanh và sử dụng lao động không quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh có sử dụng số lao động lớn hơn  số người được cho phép theo như quy định thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Nếu trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cá thể phải lấy tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Nếu chủ hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hay nhóm người thì tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. 

Các hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất thường xuyên và có các hoạt động chuyên nghiệp. 

>>>> Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể đơn giản nhất năm 2022

3. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể 

3.1 Quyền của hộ kinh doanh cá thể 

  • Hộ kinh doanh cá thể được tự do kinh doanh các ngành nghề mà nhà nước cho phép. 
  • Chủ động chọn địa điểm, tìm kiếm thị trường và khách hàng kinh doanh. 
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo ngành nghề kinh doanh và không vượt quá số lượng lao động mà hộ cá thể kinh doanh được sử dụng. 
  • Áp dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của hộ cá thể kinh doanh. 
  • Hộ cá thể kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo các quy định pháp luật. 
  • Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh. 

quyen-cua-ho-kinh-doanh-ca-the

3.2 Nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể 

  • Hộ kinh doanh cá thể không được phép kinh doanh các ngành nghề bị cấm. Trường hợp phát hiện hộ cá thể kinh doanh vi phạm sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh của ngành nghề theo quy định của pháp luật. 
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính theo quy định của pháp luật. 
  • Đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật. 
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa dịch vụ trước khi cung cấp ra thị trường theo đúng các tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. 
  • Công khai đầy đủ các thông tin về hộ cá nhân kinh doanh: thời gian thành lập, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm kinh doanh…
  • Cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh…
  • Tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi  và sức khỏe của người tiêu dùng. 

4. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình hộ kinh doanh cá thể bao gồm: 

  • Giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. 
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của các cá nhân chủ thể của hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh. 
  • Trường hợp hộ kinh doanh cá thể do 1 nhóm thành lập cần có biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể. 
  • Chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện khi kinh doanh các lĩnh vực yêu cầu điều này. 
  • Bản sao văn bản xác định vốn pháp định trong trường hợp cần vốn pháp định. 
  • Giấy đăng ký thuế mẫu 03 của chi cục thuế. 

Trên đây là bài viết giải đáp các câu hỏi liên quan đến hộ kinh doanh cá thể. Hy vọng bài viết này cung cấp được các thông tin bổ ích đến bạn đọc. 

Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng hóa đơn điện tử EasyInvoice các bạn gặp vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900 56 56 531900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC

Video hướng dẫn đăng ký chuyển đổi hóa đơn điện tử EasyInvoice cho hộ kinh doanh cá thể.

EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế 

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Tạo lập, phát hành, lưu trữ nhanh chóng và hiệu quả trên nền tảng website và mobile
  • Cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử trên nền tảng cloud
  • Tích hợp 3 trong 1 giữa phần mềm kế toán EasyBooks, phần mềm hóa đơn điện tử, EasyInvoice và Chữ ký số EasyCA
  • Kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế thông qua 3 kênh MPLS VPN Layer 3 với tốc độ tới 50Mbps.
  • Bảo mật dữ liệu, an toàn tuyệt đối cho người dùng
  • Hỗ trợ 24/7 mọi thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, xử lý khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!