Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
Các Phương Pháp Tính Thuế Nhập Khẩu
15 Tháng năm, 2024
2621 lượt xem

Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Hiểu rõ về các phương pháp tính thuế nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí. Bài viết này của Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ cung cấp một hướng dẫn chi tiết về các phương pháp tính thuế nhập khẩu phổ biến hiện nay.

cac-phuong-phap-tinh-thue-nhap-khau

1.Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu.

Đi song hành với thuế nhập khẩu là thuế xuất khẩu. Hai loại thuế này thường được gọi chung là thuế xuất – nhập khẩu hay thuế quan.

Đặc điểm của thuế nhập khẩu

  • Là thuế gián thu thông qua hàng hoá bị đánh thuế. Chi phí thuế đã bao gồm trong giá bán.
  • Thuế nhập chỉ đánh vào hàng hoá, không đánh vào dịch vụ.
  • Thuế được nộp bởi các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hợp pháp qua biên giới Việt Nam

Xem ngay: Thời Điểm Xuất Hóa Đơn Xuất Khẩu

2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế nhập khẩu

2.1 Đối tượng chịu thuế nhập khẩu

  • Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác vào thị trường trong nước;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

2.2 Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu

  • Hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu hay hàng hóa trung chuyển;
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo;
  • Hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng ở khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

doi-tuong-chiu-thue-va-doi-tuong-khong-chiu-thue-nhap-khau

Tìm hiểu ngay: Căn Cứ Tính Thuế Suất Thuế Nhập Khẩu 2024

3. Các loại thuế nhập khẩu hiện nay

3.1 Phân loại theo phương thức tính thuế

Trường hợp thuế nhập khẩu được chia theo phương thức tính thuế thì có 2 loại thuế quan sau:

  • Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó trên giá CIF của hàng nhập khẩu
  • Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ 5$ trên 1 tấn.

3.2 Phân loại theo mục đích đánh thuế

Trường hợp thuế nhập khẩu được chia theo mục đích đánh thuế thì có 2 loại thuế quan sau:

  • Thuế quan tăng thu ngân sách: Là loại thuế nhằm mục đích tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là chính còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu.
  • Thuế quan bảo hộ: Là loại thuế đưa ra nhằm mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho các hàng hóa sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài
  • Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra có mức thuế suất rất cao và gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.

4. Các phương pháp tính thuế nhập khẩu

4.1 Phương pháp tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %

Đối với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % thì số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ xác định dựa vào giá trị hàng nhập khẩu và mức thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Cụ thể công thức tính tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ % như sau:

Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Trị giá thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế nhập khẩu

Trong đó:

  • Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị: Là trị giá hải quan được quy định tại Luật hải quan.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu: Được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

4.2 Phương pháp tính thuế nhập khẩu tuyệt đối

Đối với phương pháp tính thuế tuyệt đối thì số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ xác định dựa vào lượng hàng nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Cụ thể công thức tính tính thuế nhập khẩu tuyệt đối như sau:

Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối trên mỗi đơn vị

Lưu ý: Để xác định được mức thuế suất nộp cho từng mặt hàng thì doanh nghiệp cần căn cứ vào:

  • Tính chất, cấu tạo của hàng hóa nhập khẩu.
  • Áp dụng 06 quy quy tắc phân loại tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC

phuong-phap-tinh-thue-nhap-khau-tuyet-doi

Tìm hiểu thêm: Khi Nào Được Hoàn Thuế Nhập Khẩu

4.3 Phương pháp tính thuế nhập khẩu hỗn hợp

Đối với phương pháp tính thuế hỗn hợp thì số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ xác định dựa vào tổng số tiền thuế theo tỷ lệ % và số tiền thuế tuyệt đối.

Cụ thể công thức tính tính thuế nhập khẩu hỗn hợp như sau:

Thuế nhập khẩu phải nộp = Thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa tính thuế theo tỷ lệ % x Thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa tính thuế tuyệt đối

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về Các Phương Pháp Tính Thuế Nhập Khẩu. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!