Giá thành sản phẩm chỉ là một tiêu chí kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả của những nỗ lực quản lý chi phí của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn tính giá thành sản phẩm chi tiết.
Nội dung bài viết
1. Giá thành là gì?Tại sao phải tính giá thành sản phẩm?
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động gắn với khối lượng công việc, sản phẩm, dịch vụ thực hiện trong kỳ.
Toàn bộ các chi phí phát sinh bao gồm: Chi phí phát sinh ở kỳ hiện tại, chi phí từ kỳ trước kết chuyển sang và các chi phí trả trước liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ, đều cấu thành giá thành mục tiêu.
Xác định giá thành sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Vì vậy, mục đích của tính giá thành sản phẩm là:
– Xác định giá bán sản phẩm làm cơ sở xác định kết quả hoạt động của từng sản phẩm, từng dây chuyền, từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
– Giúp nhà quản lý làm tốt công tác lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo từng vị trí chi phí (từng bộ phận, từng phân xưởng, từng hoạt động…)
– Giúp nhà quản lý có giải pháp giảm giá thành sản phẩm, cải tiến sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
– Là cơ sở để các nhà quản lý hoạch định chính sách giá bán hợp lý, cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định kinh doanh khác.
>>>>> Tìm hiểu ngay Thu Nhập Khác Có Được Hưởng Ưu Đãi Thuế TNDN
2. Đối tượng tính giá thành
* Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tính trong đó. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là chỉ tiết sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình,…
* Căn cứ để xác định:
– Nhiệm vụ sản xuất mặt hàng đơn vị.
– Đặc điểm về sản xuất và tổ chức sản xuất.
– Yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên quản lý.
Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp và kỹ thuật tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp.
3. Quy trình tính giá thành sản phẩm
- Bước 1: Tổng hợp chi phí sản xuất
- Bước 2: Phân loại chi phí
- Bước 4: Xác định số lượng thành phẩm, sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Bước 5: Đánh giá cuối kỳ và xác định giá trị sản phẩm dở dang
- Bước 6: Tính giá trị thành phẩm
- Bước 7: Tính giá thành và hoàn tất quy trình tính giá thành sản phẩm
>>>>> Có thể bạn quan tâm Phương Pháp Hạch Toán Góp Vốn Liên Doanh
4. Các Phương pháp hướng dẫn tính giá thành sản phẩm chi tiết
4.1 Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Cách tính giá thành sản phẩm đơn giản thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản.
Cụ thể như:
- Các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất khép kín về mặt kỹ thuật
- Các doanh nghiệp số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớn
- Các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn: nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…)
Công thức dùng để tính:
Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
4.2 Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức
Phương pháp định mức thông thường dùng để tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất tương đối ổn định.
Cơ bản khi quyết định ứng phương pháp này, doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được định mức, trình độ tổ chức, khả năng tổng hợp chi phí sản xuất để từ đó có thể tiến hành tổng hợp. Sử dụng phương pháp định mức cần phải đảm bảo thường xuyên kiểm tra các định mức kỹ thuật kinh tế nhằm hạn chế các chi phí vượt định mức.
Công thức tính:
Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí (%)
Trong đó:
Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm / Tổng giá thành sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP) × 100
4.3 Phương pháp hệ số
Một trong những cách để tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp thường áp dụng đó chính là phương pháp hệ số. Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sản xuất. Tuy nhiên từ nguồn ấy lại cho ra đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng phương pháp hệ số như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, chăn nuôi…
Công thức tính:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc.
Trong đó:
- Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại × Hệ số quy đổi từng loại.
(Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm. Tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1).
- Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn × Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
4.4 Cách tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng trong điều kiện mà các doanh nghiệp tiến hành sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo các đơn đặt hàng.
Đặc điểm của phương pháp này là doanh nghiệp sẽ quyết định tính giá theo từng đơn đặt hàng. Chính vì vậy, việc tổ chức kế toán chi phí phải được tính toán chi tiết theo từng đơn hàng.
Công thức tính:
Giá thành của từng đơn hàng= Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
4.5 Phương pháp phân bước
Áp dụng cách thức tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp phân bước, doanh nghiệp cần phải có quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận phức tạp. Cơ bản những doanh nghiệp này cần phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng dùng để tập hợp chi phí sản xuất bao gồm các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Phương pháp này được sử dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ cao giữa các giai đoạn công nghệ (như bộ phận, phân xưởng).Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi xác định giá thành phẩm trước khi xác định giá thành sản phẩm.
Công thức tính:
Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành SP giai đoạn 1+ Giá thành SP giai đoạn 2+…+ Giá thành SP giai đoạn n
>>>>> Tìm hiểu thêm Công Ty Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Vay Vốn
4.6 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Cách tính giá thành sản phẩm này lại thường áp dụng với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính họ còn thu được sản phẩm phụ. Ví dụ như: sản xuất dầu thô, sản xuất gỗ,…
Để có thể tính toán được giá trị sản phẩm chính, kế toán phụ trách việc loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ ở đây hoàn toàn có thể xác định theo:
- Giá ước tính.
- Giá kế hoạch.
- Giá nguyên liệu ban đầu
Công thức tính:
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị SP phụ thu hồi ước tính – Giá trị SP chính dở dang cuối kỳ
Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về hướng dẫn tính giá thành sản phẩm chi tiết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
- Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
- Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
- Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn