Theo như McKinsey và Forbes, có 70-84% dự án chuyển đổi số không đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu. Cơ quan thông tấn hàng đầu của Anh BCC cũng mất trắng 100 triệu Euro vì lý do chuyển đổi số. Những con số này đã đánh vào tâm can của người quản lý như CEO, CTO, CFO không chỉ ngoài nước mà cả ở trong nước. Vậy lý do tại sao doanh nghiệp lại thất bại trong hành trình chuyển đổi số. Dưới đây là những lý do tại sao doanh nghiệp lại thất bại tại hành trình chuyển đổi số của mình.
Nội dung bài viết
- 1. Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của việc chuyển đổi số
- 2. Quản lý cấp cao chưa chứng minh cam kết của người lãnh đạo về chuyển đổi số
- 3. Thiếu chuyên môn, kinh nghiệm
- 4. Teamwork chưa thực sự tốt
- 5. Công nghệ mới nhưng văn hoá doanh nghiệp vẫn cũ
- 6. Không quan tâm tới chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng
- 7. Trải nghiệm số chưa thực sự được thử nghiệm đúng cách trên người dùng
- 8. Lựa chọn công nghệ không phù hợp
- 9. Không nhận ra năng lực dữ liệu
- 10. Lựa chọn đơn vị công nghệ không phù hợp
1. Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của việc chuyển đổi số
Mỗi doanh nghiệp là một các thể khác biệt, và việc định nghĩa chuyển đổi số cũng mang ý nghĩa khác nhau bởi những nhà quản trị khác nhau. Đó có thể là quá trình tự động hoá, mô hình làm việc từ xa, mô hình kinh doanh mới, mô hình website, hay là việc sử dụng robot thay thế con người,…
Vậy nên, nếu không thống nhất về ý nghĩa thì doanh nghiệp khó có thể đo lường được mức độ thành công hay thất bại của chuyển đổi số. Và lý do chính cho thấy việc chuyển đổi thất bại đó chính là doanh nghiệp chưa có chiến lược cụ thể.
Do đó, điều quan trọng nhất đó chính là thống nhất định nghĩa chuyển đổi số để đưa ra những quy trình chuyển đổi, chiến lược và cách đo lường cụ thể, rõ ràng.
Xem thêm: 05 chiến lược chuyển đổi số hiệu quả thời covid cho doanh nghiệp nhỏ
2. Quản lý cấp cao chưa chứng minh cam kết của người lãnh đạo về chuyển đổi số
Hành trình chuyển đổi số có thành công hay không trước hết nằm ở phía người lãnh đạo. Người điều hành cần phải nắm sâu được quy trình và chủ động thể hiện cam kết của mình với doanh nghiệp.
Người lãnh cần trở thành người tiên phong, “tấm gương” tiêu biểu cho đội ngũ nhân sự cả về cách suy nghĩ, hành động để cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. Các quy trình, kế hoạch mới có thể thực hiện tốt được.
Nếu người lãnh đạo không tiên phong và đi đầu trong hành trình này, thì tất cả chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng và không bao giờ thành công.
3. Thiếu chuyên môn, kinh nghiệm
Một trong những rào cản của doanh nghiệp đó chính là thiếu kỹ năng chuyên môn, thiếu kinh nghiệm. Điều này dẫn đến những sai lầm cơ bản. Chẳng hạn như việc lập mục tiêu không khả thi, chiến lược chưa thực sự rõ ràng, không đủ nguồn lực, quản lý rủi ro chưa tốt,… Từ những sai lầm nhỏ dẫn đến sai lầm lớn, và những sai lầm cứ nối tiếp nhau, khiến cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp thất bại.
Điều này cũng bởi doanh nghiệp chưa có kiến thức, chuyên môn về chuyển đổi số. Lĩnh vực này chưa phải là chuyên môn của cán bộ, nhân sự trong công ty. Vì thế cách tốt nhất để thực hiện quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp thành công đó là hợp tác cũng đội ngũ bên ngoài. Kết hợp với đội ngũ in-house của công ty. Bởi đội ngũ bên ngoài họ sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan hơn cho doanh nghiệp.
4. Teamwork chưa thực sự tốt
Một chiến dịch thành công không bao giờ có chuyện được làm từ 1 người hay những nguời khác nhau, không cùng hợp tác với nhau trong team. Để triển khai một chiến dịch thì cần phải có sự đóng góp của cả team, mỗi người đảm nhiệm một mảng và các mảng phải ăn khớp với nhau. Vậy nên doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhóm vững mạnh, và việc này phải đặt trên hàng đầu. Bởi có nhân sự mọi công việc mới được thực hiện.
5. Công nghệ mới nhưng văn hoá doanh nghiệp vẫn cũ
Doanh nghiệp có thể vẫn tận dụng công nghệ sẵn có để đảm bảo tốc độ phát triển. Tuy nhiên, việc cập nhập công nghệ và xu hướng mới nên được thực hiện thường xuyên. Nhưng việc đưa công nghệ mới thay cho sử dụng công nghệ cũ đối với nhân viên là không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi phải thay đổi tư duy và cảm nhận của nhân sự về việc sử dụng công nghệ mới.
Nên làm cho họ hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ mới này. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
6. Không quan tâm tới chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng
Chuyển đổi số gồm: tự động hoá quy trình làm việc, thay đổi công nghệ cũ, mang tới công nghệ mới, nâng cao hiệu suất, cắt giảm chi phí, hạn chế rủi ro. Và không thể thiếu việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Bởi nếu thay đổi mà không mang lại trải nghiệm tích cực của khách hàng thì có lẽ doanh nghiệp đang mất bị thị phần bởi đối thủ cạnh tranh.
7. Trải nghiệm số chưa thực sự được thử nghiệm đúng cách trên người dùng
Công nghệ số cung cấp những lợi ích mới, ý tưởng rất hấp dẫn. Doanh nghiệp cũng có hàng chục, hàng trăm, ngàn ý tưởng khác nhau. Tuy nhiên, các ý tưởng này nên được trải nghiệm trên người dùng. Bởi người sử dụng cuối cùng là khách hàng chứ không phải người ra ý tưởng.
Quy trình phải thực sự linh hoạt và thường xuyên cập nhập, phản hồi đánh giá giúp đội ngũ thực thi cải tiến trải nghiệm cho đến khi sản phẩm cuối cùng hoàn hảo và mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng. Nếu như doanh nghiệp đang có ý định nâng cấp để chạy theo công nghệ hiện đại, chạy theo đối thủ cạnh tranh thì cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp coi như là thất bại. Bởi không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, không mang tới trải nghiệm cho khách hàng.
8. Lựa chọn công nghệ không phù hợp
Tuỳ thuộc vào quy mô, mục tiêu doanh nghiệp để lựa chọn các nền tảng công nghệ phù hợp nhất. Bởi việc lựa chọn công nghệ không phù hợp sẽ gây lên hậu quả cho chiến dịch chuyển đổi số của doanh nghiệp.
9. Không nhận ra năng lực dữ liệu
Những doanh nghiệp mới, công ty công nghệ thường có lợi thế về mặt tổ chức, thiết lập khách hàng hơn so với doanh nghiệp truyền thống.
Những doanh nghiệp truyền thống thường thiếu sự liên kết giữa các phòng ban. Vậy nên việc kết hợp dữ liệu khách hàng với nhau thường khó khăn. Và việc thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần [phải vượt qua để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty kỹ thuật số hệ mới.
10. Lựa chọn đơn vị công nghệ không phù hợp
Đi đôi với việc tự mình xây dựng hệ thống chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần phải sử dụng sản phẩm công nghệ phù hợp cho quá trình đó của mình. Vậy nên việc lựa chọn sản phẩm công nghệ sẽ là vấn đề “then chốt” trong quá trình chuyển mình thời công nghệ số này. Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị đối tác uy tín để cùng đồng hành.
Trên đây là những lý do khiến cho doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại. Hy vọng bài viết này hữu ích với những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hành trình chuyển đổi số của mình. Cảm ơn anh/chị đã theo dõi bài viết của EasyInvoice.
———————
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Website: easyinvoice.vn
Facebook: Phần mềm hóa đơn điện tử – EasyInvoice
Email: contact@softdreams.vn