Tư vấn phần mềm hoá đơn: header-call-icon0766 074 666
Hỗ trợ kỹ thuật & CSKH (24/7) header-call-icon1900 33 69
EASYINVOICE TRI ÂN KHÁCH HÀNG
Tặng gói 300 hóa đơn điện tử khi đăng ký sử dụng phần mềm kế toán Easybooks
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY HÔM NAY!
Tin tức
05 cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng
24 Tháng tám, 2022
87701 lượt xem

Trong ngành xây dựng, chi phí nhân công là một khoản khá lớn bởi thời gian thi công các công trình thường khá lâu. Chi phí nhân công có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đối với những công trình lớn. Vậy Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng như thế nào? Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây của Phần mềm Hóa đơn điện tử Easyinvoice

05-cach-xu-ly-chi-phi-nhan-cong-trong-xay-dung

1. Bộ hồ sơ xử lý chi phí nhân công xây dựng

Bộ hồ sơ chứng từ nhân công nói chung và hồ sơ nhân công trong Công ty Xây dựng nói riêng bao gồm:

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Bản cam kết 
  • Hợp đồng lao động thời vụ
  • Bảng chấm công, Bảng lương

2. Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng

2.1. Xử lý chi phí nhân công bằng cách khoán cho cá nhân tự tổ chức đội thi công (Là cá nhân không kinh doanh)

Làm giao khoán nhân công cho 1 cá nhân làm đại diện khấu trừ thuế TNCN 10% và không có hóa đơn.

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt công trình, duy tu, sửa chữa các công trình xây dựng và dân dụng, xây dựng cầu đường … thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.

Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân.

>>>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn lập hóa đơn xây dựng

Về hóa đơn: Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

Cục Thuế, chi cục thuế sẽ không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.

Các thủ tục xử lý chi phí nhân công cần thiết trong trường hợp này bao gồm:

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành
  • Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành
  • Chứng minh nhân dân người làm đại diện
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán tiền mặt/ chứng từ ngân hàng hợp lệ
  • Kê khai và nộp thuế TNCN 10% cho mỗi lần thanh toán
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Ưu điểm: Không phải đóng bảo hiểm và không phải xuất hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp
Nhược điểm: Phải đóng thuế TNCN 10% và phải quyết toán thuế cho cá nhân

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Thời Điểm Ghi Nhận Doanh Thu

chi-phi-nhan-cong-trong-xay-dung-1

2.2. Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công (Là cá nhân kinh doanh)

Cá nhân kinh doanh thuộc diện được cấp hóa đơn bán hàng thông thường của cơ quan thuế

Ưu điểm: Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có VAT, doanh nghiệp chỉ được lợi thuế TNDN 20%, thuế TNCN 10% không lo bị truy thu BHXH 32% không lo bảo hiểm vào truy thu.

Tuy nhiên sẽ có nhược điểm là: Doanh nghiệp sẽ khoán cho một cá nhân. Và yêu cầu cá nhân này phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân đó sẽ tự tổ chức đội thi công.

Ngoài ra Cá nhân phải đóng thuế 7% (Trong đó thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2%).

Xử lý chi phí nhân công trong trường hợp này cần có: 

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
  • Hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp

>>>>>>>> Xem thêm: Mục đích của báo cáo tài chính tổng hợp

>>>>>>>> Xem thêm: Top nhà cung cấp thép hình công nghiệp uy tín Nhất Việt Nam

2.3. Giao khoán nhân công cho Công ty xây dựng thầu nhân công

Cụ thể trường hợp này cách xử lý chi phí nhân công là thuê Doanh nghiệp khác làm thầu phụ (Có tư cách pháp nhân)

Bộ chứng từ cần thiết bao gồm:

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Hóa đơn giá trị gia tăng.

Ưu điểm: Doanh nghiệp không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm.

Nhược điểm: Chi phí lớn (Do Doanh nghiệp bên kia sẽ phải nộp Thuế GTGT 10%; Thuế TNDN 20%).

>>>>>>>> Quy Định Về Ưu Đãi Thuế Suất Thuế TNDN. Xem ngay TẠI ĐÂY

2.4. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân dưới 1 tháng

Bộ chứng từ xử lý chi phí nhân công trong trường hợp này bao gồm:

  • Hợp đồng lao động
  • Bảng chấm công
  • Bảng Lương
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân
  • Trích thuế TNCN 10% ( Đối với thu nhập trên 2 triệu đồng/1 tháng)
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN ( Nếu Có )

Ưu điểm: Không phải đóng bảo hiểm và không phải đóng thuế TNCN nếu chỉ có thu nhập duy nhất tại 1 nơi và có MST cá nhân tại thời điểm cam kết.

Nhược điểm: Hợp đồng chỉ ký tối đa được 2 lần trong 1 năm. (Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13). Ngoài ra phải quyết toán thuế cho cá nhân.

>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Chi phí tài chính là gì?

chi-phi-nhan-cong-trong-xay-dung-2

2.5. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân từ 1 tháng trở lên

Bộ chứng từ xử lý chi phí nhân công trong trường hợp này bao gồm:

  • Hợp đồng lao động
  • Bảng chấm công
  • Bảng Lương
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân

Ưu điểm: Không phải ký hợp đồng nhiều lần.

Nhược điểm:

  • Phải đóng bảo hiểm mức 32% cho công nhân (Doanh nghiệp chịu 21.5%, công nhân chịu 10.5%).
  • Phải quyết toán thuế cho cá nhân.
  • Phải trích thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần

Như vậy, mỗi cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Các doanh nghiệp có thể tham khảo tham khảo và cân nhắc để đưa ra quyết định chính xác và phù hợp nhất với đơn vị mình.

Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với Hóa đơn điện tử Easyinvoice qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế 

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng. 
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.

Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

4.7/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan

Tư vấn ngay!