Cách xây dựng thang, bảng lương như thế nào? Căn cứ theo quy định của Pháp luật về lao động các doanh nghiệp sẽ buộc phải xây dựng thang, bảng lương. Cùng hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu về xây dựng thang bảng lương qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng thang, bảng lương doanh nghiệp cần xác định rõ thang lương là gì, bảng lương là gì? Thang lương, bảng lương được áp dụng cho người lao động trong phạm vi của doanh nghiệp.
Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch.
Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động gồm các khoản như: tiền lương, thưởng, phụ cấp và tiền trợ cấp,…trong một khoảng thời gian nhất định.
Lưu ý: Thu nhập mà người lao động nhận được ghi trong bảng lương dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.
>>>>> Tìm hiểu ngay Hóa Đơn Trực Tiếp Của Hộ Kinh Doanh
Để xây dựng thang bảng lương đạt chuẩn doanh nghiệp phải lưu ý các quy định của pháp luật về thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp sẽ cần xây dựng thang bảng lương trong các trường hợp sau:
Cách xây dựng thang, bảng lương khó nhưng cần lưu ý rất nhiều các vấn đề. Một mặt để vừa đảm bảo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao mặt khác đảm bảo thang bảng lương có lợi cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhân lực hiệu quả, cạnh tranh được với các đơn vị khác đồng thời vẫn đảm bảo chi phí kinh doanh.
Khi xây dựng thang lương, bảng lương năm 2023, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau đây:
(i) Bậc 1 (bậc thấp nhất) phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
(ii) Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, phát sinh 02 trường hợp sau đây:
– Trường hợp các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
– Trường hợp các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).
(iii) Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ Luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5%. do đó, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.
(iv) Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà quý doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau để đảm bảo tiền lương tương xứng với hiệu quả làm việc, thâm niên… của người lao động.
Năm 2023, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
(i) Mức lương tối thiểu tháng tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là 4.680.000, 4.160.000, 3.640.000, 3.250.000 đồng.
(ii) Mức lương tối thiểu giờ tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là 22.500, 20.000, 17.500, 15.600 đồng.
>>>>> Tìm hiểu thêm Xuất Hóa Đơn Điện Tử Cho Khách Lẻ Không Lấy Hóa Đơn
Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về xây dựng thang bảng lương. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
EASYINVOICE – TOP 1 PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾT NỐI THÀNH CÔNG VỚI TỔNG CỤC THUẾ
Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number
Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBoooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice
Product Currency: vnd
Product In-Stock: InStock