Hạn chế sai sót trong ghi nhận doanh thu, chi phí nhằm giảm thiểu rủi ro khi thanh, kiểm tra thuế TNDN. Vậy hạn chế sai sót trong ghi nhận doanh thu, chi phí bằng cách nào? Quý độc giả cùng hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
– Về mặt tổng quan để hạn chế các rủi ro trong quá trình doanh nghiệp thanh kiểm tra thuế TNDN, trước tiên kế toán cần phải thường xuyên thực hiện các công việc sau:
– Kế toán cần nắm rõ quy định pháp luật về thuế TNDN trong các văn bản pháp luật về thuế sau:
STT | Văn bản | Chi tiết văn bản pháp luật | Ghi chú |
1 | Luật | Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 | |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 | |||
2 | Nghị định | Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 | (Quy định chi tiết một số điều của Luật TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN) |
3 | Thông tư | Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 | Các thông tư này được hợp nhất bằng Văn bản hợp nhất số 66/VBHN-BTC ngày 19/12/2019.
(Gọi tắt là “VBHN số 66”) |
Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 | |||
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/201 | |||
Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 | |||
Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 |
Bảng 1: Các quy định hiện hành của pháp luật về thuế TNDN kế toán cần nắm vững
>>>>> Tìm hiểu ngay Các Trường Hợp Phải Xuất Hóa Đơn Và Không Phải Xuất Hóa Đơn
STT | Yếu tố | Mô tả nghiệp vụ có thể phát sinh rủi ro, sai sót | Rủi ro về thuế | Cách hạn chế rủi ro |
1 | Thời điểm ghi nhận doanh thu | – Nhầm lẫn và sai sót thời điểm ghi nhận doanh thu.
– Trong một số trường hợp do không nắm rõ quy định, DN điều chỉnh thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế từ năm này sang năm khác và ngược lại. |
Ghi nhận thiếu/thừa doanh thu giữa các năm →Rủi ro phạt tăng thuế TNDN và phạt chậm nộp. | Lưu ý thời điểm ghi nhận doanh thu với từng loại doanh thu: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xây dựng… tuân thủ theo hướng dẫn của pháp luật thuế. Việc ghi nhận cần phù hợp với thực tế phát sinh và các thông tin trong chứng từ. |
2 | Giá bán | Giá bán hàng hóa không phù hợp, quá thấp so với giá vốn và so với giá thị trường | Cơ quan thuế ấn định giá bán → Tăng doanh thu → Tăng thuế TNDN phải nộp và phạt chậm nộp. | Thường xuyên xem xét và rà soát chính sách giá bán. |
3 | Giá trị khoản doanh thu tính thuế | Ghi nhận thiếu, không đầy đủ doanh thu tính thuế TNDN do sai sót hoặc gian lận. | Tăng doanh thu tính thuế → Có thể tăng thuế TNDN phải nộp và phạt chậm nộp. | Kiểm tra lại doanh thu ghi nhận trong kỳ và đối chiếu với hồ sơ tương ứng. |
Bảng 2: Một số rủi ro chính liên quan đến doanh thu khi tính thuế TNDN mà kế toán cần lưu ý
Để hạn chế rủi ro trong kiểm tra thuế liên quan đến ghi nhận chi phí, kế toán phải nắm rõ các quy định của pháp luật về thuế về chi phí được trừ và chi phí không được trừ. Trước hết doanh nghiệp phải nắm rõ điều kiện chi phí được trừ theo Luật thuế TNDN.
Về phần ghi nhận chi phí của doanh nghiệp, rủi ro lớn nhất khi kiểm tra thuế là chi phí không đáp ứng các điều kiện chi phí được trừ theo các quy định pháp luật về thuế.
Khoản 5, Điều 1 của Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, quy định về chi phí được trừ như sau:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Luật số 32/2013/QH13 Một khoản chi phí là chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện
Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật
Kết luận: Doanh nghiệp cần nắm chắc 2 điều kiện theo Luật thuế, đồng thời khi phát sinh khoản chi có đánh giá có khả năng là chi phí không được trừ, để đảm bảo thận trọng thì nên đối chiếu sang quy định chi tiết trong các nghị định và thông tư hướng dẫn đã trình bày ở mục 1.
>>>>> Có thể bạn quan tâm Khôi Phục Hóa Đơn Điện Tử Đã Hủy
STT | Yếu tố | Mô tả sai sót có thể phát sinh rủi ro | Cách hạn chế rủi ro |
1 | Thời điểm ghi nhận chi phí | Doanh nghiệp xác định sai thời điểm ghi nhận các khoản chi phí dẫn đến chi phí được trừ của các năm sai, thuế TNDN phải nộp sai. | Rà soát các khoản chi phí thường vào cuối năm trước và đầu năm sau để hạn chế rủi ro sai thời điểm. |
2 | Giá vốn hàng bán |
|
Xây dựng cách tính giá thành rõ ràng và rà soát các phần giá thành bất thường.Nắm rõ quy định chi phí được trừ tại VBHN số 66. |
3 | Chi phí nhân công |
|
Nắm rõ các khoản chi phí nhân công được trừ và không được trừ theo quy định của pháp luật thuế. |
4 | Chi phí khấu hao |
|
Nắm rõ CP khấu hao không được trừ tại mục 2.2, Điều 6 của VBHN số 26.Tuân thủ các nội dung theo Thông tư số 45/2023 |
5 | Chi phí hoạt động |
|
Nắm rõ điều kiện chi phí được trừ và các trường hợp không được trừ.Nắm rõ các văn bản thuế quy định liên quan: Thông tư 48/2019/TT-BTC về dự phòng,… |
6 | Chi phí lãi vay |
|
Nắm rõ lãi vay được trừ và không được trừ để hạn chế rủi ro. |
Bảng 3: Tổng hợp một số rủi ro trong ghi nhận chi phí doanh nghiệp cần lưu ý
Lưu ý: Trên đây là liệt kê một số khoản chi phí thường gặp, tùy vào thực tế phát sinh doanh nghiệp cần lưu ý rà soát để tránh rủi ro thuế, chi tiết quy định liên quan đến chi phí được trừ, chi phí không được trừ, kế toán phải tham chiếu sang các văn bản pháp luật về thuế đã trình bày ở mục 1 Văn bản pháp luật về thuế TNDN cần nắm vững.
Như vậy cách hạn chế rủi ro, sai sót trong thanh kiểm tra thuế TNDN là kế toán phải nắm rõ các văn bản quy định của pháp luật về kế toán và thuế, trên cơ sở đó đối chiếu với đặc trưng doanh thu và chi phí của doanh nghiệp để chủ động rà soát. Hoạt động rà soát phải thực hiện thường xuyên, không đợi đến khi có quyết định kiểm tra thuế mới bắt đầu thực hiện để hạn chế rủi ro trong thanh kiểm tra thuế TNDN. Chúc các bạn thành công!
Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về hạn chế sai sót trong ghi nhận doanh thu, chi phí. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
EASYINVOICE – TOP 1 PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾT NỐI THÀNH CÔNG VỚI TỔNG CỤC THUẾ
Product SKU: GTIN - Global Trade Item Number
Product Brand: Phần mềm kế toán EasyBoooks, Hóa đơn điện tử EasyInvoice
Product Currency: vnd
Product In-Stock: InStock