Các khoản được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) khá quen thuộc đối với người làm kế toán lâu năm. Tuy nhiên đối với những nhân viên mới sẽ khá khó khăn đối với các khoản, chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Sẽ không biết sẽ phải xử lý và hạch toán ra sao? Và các khoản chi phí được trừ đó cần phải có những điều kiện gì không? Để hiểu rõ hơn về những thắc mắc này, cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp anh/ chị rất nhiều trong quá trình làm việc.
Doanh nghiệp được trừ các khoản chi phí nếu như đáp ứng các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần mua có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT). Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và phải thực hiện theo các quy định của văn bản pháp luật thuế về GTGT.
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản chi nếu như dụng các điều kiện sau đây:
Vậy nên nếu chi phí thỏa mãn 3 điều trên thì sẽ được tính là chi phí được trù khi xác định thuế TNDN.
Và các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện theo những quy định của văn bản pháp luật à thuế GTGT.
Các khoản được trừ hợp lý khi tính thuế TNDN là các khoản chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí lương, chi trợ cấp,… có đầy đủ hoá đơn, chứng từ.
Các khoản được trừ bao gồm:
1, Khoản chi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu ở trên mục 1
2, Chi khấu hao tài sản cố định thuộc các trường hợp:
3, Chi không được vượt mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, hàng hoá.
4, Chi phí của DN hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn nhưng lập bảng kê hàng hoá, dịch vụ vào, kèm chứng từ thanh toán cho người bán hàng.
5, Chi tiền thuê tài sản cá nhân với đầy đủ chứng từ, hồ sơ
6, Chi tiền công, tiền lương, tiền thưởng cho người lao động.
7, Chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động
8, Chi thưởng sáng kiến, cải tiến theo những quy chế của doanh nghiệp, cụ thể như: thưởng sáng kiến, cải tiến có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến đó.
9, Các khoản chi phụ cấp tiền tàu xe đi nghỉ phép theo quy định Bộ Luật Lao Động.
10, Các khoản chi như: cho thêm cho người lao động nữ ( học phí đào tạo, phụ cấp cho giáo viên làm việc tại nhà trẻ, bồi dưỡng sau sinh,…), và các khoản thêm cho người dân tộc thiểu số.
11, Trích nộp các khoản về quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
12, Chi không vượt mức quy định của bảo hiểm xã hội về bảo hiểm y tế trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội.
13, trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo đúng quy định.
14, Các khoản chi phí điện, nước với hợp đồng do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân thuê địa điểm để sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp.
15, Chi phí cho tài sản cố định không được vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên thuê trả tiền trước.
….
Trên đây là những lưu ý về các khoản được trừ khi tính thuế TNDN kế toán cần lưu ý để tránh gây nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Ngoài ra, để quản lý công việc đồng bộ và hiệu quả cũng như tránh những sai sót, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán điện tử. Không những tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp cho công việc quản lý trở lên dễ dàng hơn. Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử cũng như được hỗ trợ tối ưu nhất về hóa đơn, vui lòng liên hệ với EasyInvoice theo các thông tin sau:
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn/
Tags: